(VnMedia) - Nga và NATO hôm qua (22/11) đã xung đột gay gắt với nhau về vấn đề triển khai tên lửa tối tân Patriot ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Nga phản đối kế hoạch của NATO trong việc “tung” tên lửa Patriot ra đối phó với
Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức yêu cầu NATO triển khai các tên lửa tối tân dọc biên giới với Syria và NATO bày tỏ sự ủng hộ đối với yêu cầu này, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối. “Việc quân sự hóa khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một dấu hiệu đáng báo động. Động thái này sẽ chẳng giúp ích gì cho việc củng cố ổn định trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga - ông Alexander Lukashevich tuyên bố.
Ông Lukashevich cũng nói thêm rằng: "Tôi khuyên các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hãy sử dụng ảnh hưởng của họ đối với phe nổi dậy Syria để kéo họ đền gần bàn đàm phán hơn thay vì phô trương sức mạnh và đẩy tình hình đi vào một con đường nguy hiểm”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga còn lên tiếng bác bỏ những thông tin báo chí gần đây về việc Ngoại trưởng Sergei Lavrov có kế hoạch gặp gỡ với phe nổi dậy
Cuộc khủng hoảng ở
Phương Tây đã không tiếc lời chỉ trích Nga và Trung Quốc về việc đã từ chối ủng hộ cho các nghị quyết lên án chính quyền Tổng thống Assad của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hồi đầu năm nay, Tổng thống Putin đã cam kết sẽ không để cho “kịch bản
NATO phản ứng
Ngay sau khi Nga lên tiếng phản đối kế hoạch của NATO trong việc triển khai một loạt tên lửa Patriot tối tân ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký NATO – ông Anders Fogh Rasmussen đã có phản ứng.
Ông Rasmussen cho rằng, những lời chỉ trích của Nga “không hợp lý”. "Chúng tôi đã nói rõ ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ cho đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi”, Tổng thư ký NATO cho biết.
Theo lời ông Rasmussen, việc triển khai các tên lửa Patriot là nhằm để “ngăn chặn kẻ thù thực hiện các cuộc tấn công, thậm chí là ngay chỉ khi còn trong ý nghĩ”. Nó cũng giúp “duy trì tình trạng ổn định dọc khu vực biên giới phía nam. Đây chỉ là một động thái thuần túy mang tính phòng vệ”, ông Rasmussen nhấn mạnh. Các tên lửa Patriot được dùng để đánh chặn các tên lửa và máy bay đối phương.
Tổng thư ký NATO Rasmussen đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình ở khu vực biên giới giữa
Các đại sứ NATO hôm 21/11 đã có cuộc gặp nhằm bàn bạc về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều tuần diễn ra các cuộc đàm phán giữa Ankara và NATO về cách thức tăng cường an ninh cho khu vực biên giới kéo dài 900 km giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Các đại sứ chưa đưa ra một quyết định chính thức nào nhưng những nước có thể cung cấp tên lửa Patriot như Mỹ, Đức và Hà Lan đều cho biết, họ đang xem xét yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ một cách tích cực. Được biết, NATO sẽ sớm bàn về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ và một quyết định cuối cùng có thể được đưa ra trước tuần tới.
Tình trạng leo thang căng thẳng ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ được châm ngòi từ sự kiện một quả đạn pháo từ Syria bay sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3/10, khiến 5 dân thường thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Sau vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần bắn đạn pháo đáp trả những vụ “tên rơi đạn lạc” từ Syria vào lãnh thổ của họ.
Ý kiến bạn đọc