Hệ thống pháo chống máy bay chiến đấu kiêm tên lửa tầm ngắn/trung đất đối không Pansir do Nga sản xuất là khí tài hữu quả nhất để chống lại tên lửa Tomahawk của Mỹ, một nhà khoa học quân sự Nga tham gia phát triển hệ thống tác chiến điện tử cho báo Izvestia biết hôm 15-4.
“Thử nghiệm cho thấy tổ hợp Pansir đạt hiệu quả cao trong việc phá hủy những mục tiêu như thế. Ngoài ra, Nga đang thử nghiệm một hệ thống có mục đích cản phá tên lửa hành trình. Đây là tổ hợp dựa trên nguyên tắc vật lý mới, nhưng tôi chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí hoạt động như thế nào. Tôi chỉ có thể nói rằng hệ thống mới có khả năng thể vô hiệu hoàn toàn hệ thống điện tử của những tên lửa như Tomahawk”, ông cho biết.
Hệ thống tên lửa Pansir của Nga khai hỏa |
Chuyên gia giấu danh tính khi trả lời phỏng vấn Izvestia cảnh báo tên lửa Tomahawk là một mục tiêu rất phức tạp, ông cho biết thêm ngoài Nga, chưa có quốc gia nào trên thế giới có hệ thống hiệu đánh chặn tên lửa Tomahawk hiệu quả 100%.
“Các quốc gia khác chưa có hệ thống tác chiến điện tử có khả năng làm lệch hướng hoặc vô hiệu hoạt động của tên lửa Tomahawk. Theo lý thuyết đánh chặn bằng hệ thống phòng không, tên lửa sẽ leo lên độ cao cao hơn”, ông phân tích.
Mỹ gần đây đã sử dụng tên lửa Tomahawk tấn công một căn cứ không quân Syria. Vụ tấn công diễn ra sau các vụ tấn công hóa chất mà Washington và đồng minh đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad dù không thể đưa ra bằng chứng. Damascus bác bỏ việc sử dụng vũ khí hóa học, thậm chí đối với các tổ chức khủng bố.
Nhà phân tích quốc phòng Konstantin Sivkov cho rằng Damascus cần phải có hơi hệ thống chống tên lửa/máy bay phản lực chiến đấu hoạt động ở nhiều tầm khác nhau để bảo vệ lãnh thổ Syria.
“Damascus cần phải tạo ra một hệ thống phòng không phức hợp sẽ cho phép tiệu diệt đến 250 tên lửa, chẳng hạn như Tomahawk”, ông cho biết. Để đạt được điều này, Chính phủ Syria cần phải mua hàng loạt tổ hợp tên lửa, bao gồm S-300, Buk, Tor và Pansir”, nhà phân tích quân sự cho biết thêm.
(Theo CAND)
Ý kiến bạn đọc