Xử lý thế nào người giúp sức hai tử tù nguy hiểm bỏ trốn?

10:34, 18/09/2017
|

(VnMedia) - Theo Luật sư, người cung cấp phương tiện cho 2 tử tù bỏ trốn có thể bị phạt hành chính về hành vi “cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức”.

Người giúp
Người giúp sức cho hai tử tù bỏ trốn có thể bị phạt hành chính

Luật qui định chỉ phạm tội che dấu và không tố giác Tội trốn khỏi nơi giam theo Khoản 2 Điều 311 BLHS! Theo phân tích của Luật sư Thơm, hành vi bỏ trốn của đối tượng Nguyễn Văn Tình và Lê Văn Thọ đã cấu thành tội trốn khỏi nơi giam giữ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 311 BLHS là có căn cứ.

Trong vụ án này, xét hành vi của hai đối tượng đã phạm tội thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn, nên không thỏa mãn dấu hiệu phạm tội có tổ chức. Mặt khác, quá trình bỏ trốn khỏi buồng giam không có hành vi dùng vũ lực đối với người canh gác.

Do vậy, hành vi phạm tội của các đối tượng không thuộc trường hợp phạm tội theo Khoản 2 Điều 311 BLHS.

Đối với hành vi của những người liên quan, dù có biết rõ 2 tử tù bỏ trốn mà đã cung cấp tiền bạc, cho mượn xe máy hoặc ở cùng đối tượng trong hành trình bỏ chạy trốn thì cũng chưa thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về tội che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm theo qui định tại Điều 313 và 314 BLHS.

Luật sư Thơm cho hay, nếu xác định những người liên quan này biết rõ 02 đối tượng này đã bỏ trốn tại Trại giam đã che giấu, không tố giác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm và Tội không tố giác tội phạm theo Điều 313 và 314 BLHS thì cũng cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 167/2013 với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng về hành vi “cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức”.

Trước đó, sau khi trốn khỏi trại giam T16 vào đêm 10/9, hai tử tù Nguyễn Văn Tình (SN 1989, trú tại xã Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) và Lê Văn Thọ (SN 1980, trú tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương) đã về nhà người thân của Tình mượn chiếc Dream biển số 29X6-2917 lúc rạng sáng rồi tiếp tục bỏ trốn.

Khi bị bắt giữ, tử tù Tình khai trong quá trình chạy trốn được khá nhiều người thân đã giúp đỡ. Ngay sau khi đào thoát khỏi trại giam, hắn đã gọi cho mẹ lấy lại số tiền 20 triệu đồng đã gửi trước khi bị bắt, sau đó sử dụng để tiêu xài cá nhân và mua điện thoại trong quá trình trốn chạy.

Điều 313. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

…………………………………

- Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);

Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người không tố giác là ôông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Điều 311.Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử

1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b ) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.

Khánh Công


Ý kiến bạn đọc