Sai làn, đè vạch liền, dừng đỗ sai quy định …là những lỗi vi phạm thường thấy mà đôi khi ngay cả người điều khiển cũng không biết mình sai phạm.
Khi tham gia giao thông lái xe thường mắc phải những lỗi rất phổ biến, nhiều khi bị lực lượng cảnh sát giao thông xử lý mới biết mình vi phạm. Thông thường các lái xe vi phạm là do chưa nắm rõ luật giao thông hoặc do chủ quan, không để ý khi tham gia giao thông.
Để giúp lái xe hiểu rõ hơn, tránh mắc phải những lỗi không đáng có khi điều khiển xe chúng tôi đưa ra 10 lỗi cơ bản, phổ biến nhất mà các lái xe hay mắc phải. Hy vọng sẽ giúp ích cho những người lái xe!
1. Đi sai làn đường quy định.
Đây là lỗi phổ biến khi đi trong phố. Đây là lỗi do anh chị em lái xe đỗ ở làn đường có vạch kẻ đường rẽ trái,phải nhưng lại đi thẳng hoặc đỗ vào phần làn đường đi thẳng nhưng lại rẽ trái hoặc phải.
Người lái xe chú ý đi đúng phần đường, nhìn kỹ biển báo , vạch chỉ đường. Trường hợp đỗ sai làn đường thì nên đi theo chiều chỉ dẫn rồi quay lại chứ không nên cố đi theo hướng mình cần.
Xử lý : Theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì ô tô đi sai làn đường quy định bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật để tránh bị phạt |
2. Lỗi chèn vạch liền, đè vạch
Lỗi chèn vạch liền hay hay đè vạch thường xảy ra khi từ cầu xuống , dừng đèn đỏ tại các ngã ba , ngã tư và trên các đường liên tỉnh. Lỗi chèn vạch thường xảy ra khi vào các tuyến đường cong, lái mới không để ý dễ bị chèn vạch; hoặc các chỗ đường hẹp, lái mới căn phải rộng để tránh 2 bánh hay các chướng ngại vật khác cũng dễ bị phạm lỗi chèn vạch.
Xử lý: Đối với lỗi vi phạm ô tô đè vạch liền sẽ bị xử phạt theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Theo đó người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền: 100 – 200 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài Gòn, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Cũng trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 5 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với 300 – 500 nghìn đồng.
3. Lỗi đi vào đường một chiều, đường cấm
Lỗi đi vào đường một chiều là đi hẳn vào đường một chiều hoặc đi vào chiều cấm ôtô.Hà Nội có rất nhiều đường 2 chiều mà ôtô chỉ được đi một chiều thường do anh chị em chủ quan không nhìn biển hoặc không xem bản đồ.
Lỗi đi vào đường cấm. Là ôtô đi vào đường trong thời gian cấm ôtô. Đường Hà Nội rất nhiều đoạn đang trong thời gian thi công nên cũng rất nhiều đoạn cấm đường theo giờ thường là vào giờ cao điểm,một số đường cấm ban ngày.
Xử lý: Theo quy định tại điểm b, khoản 4, và điểm b, khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì ô tô đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng.
4. Lỗi dừng đỗ sai quy định
4.1 Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Xử lý : Đối chiếu theo Điểm h, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
4.2 Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;
Xử lý : Đối chiếu theo Điểm đ, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
5. Quay đầu trên làn đương dành cho người đi bộ
Lỗi này rất dễ xảy ra tại các ngã ba khi lái xe quay đầu đè lên vạch của người đi bộ. Cách phòng tránh là chịu khó nhô đầu xe qua khỏi vạch sang đường một chút rồi hãy đánh lái quay đầu; hơi cản trở giao thông chút nhưng đúng luật.
Xử lý : Quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi vi phạm Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “cấm quay đầu xe”; sẽ bị phạt từ 300.000 đ đến 500.000 đ
6. Rẽ không xi nhan, chuyển làn không xi nhan
Cái này các chị em phạm lỗi hơi bị nhiều, đặc biệt là chuyển làn không xi nhan, đi như đánh võng. Lỗi này thường chỉ bắt giờ thấp điểm, nơi vắng người.
Xử lý : Tại điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
7. Vượt đèn đỏ
Lỗi này do bản thân người điều khiển xe ôtô là chủ yếu. Một số trường hợp do đèn cho sáng chỗ tắt lái xe không chú ý mắc phải. Khi đèn vàng nên giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại trước vạch.
Đối với lỗi vi phạm ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo điểm k khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000- 1.200.000 đồng với hành vi vượt đèn đỏ. Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài Gòn được áp dụng mức phạt 1,5 – 2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
8. Lỗi vượt ở nơi cấm vượt
Gặp biển cấm vượt, lái mới cố gắng tuân thủ. Một số cung đường cấm vượt kéo dài, biển cấm vượt được nhắc lại nhiều lần, lái mới không nên vượt khi chưa thấy biển hết cấm vượt. Một số khu vực luôn có biển cấm vượt: cầu, hầm, đường hẹp, đường cua
Xử lý : Theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP Theo đó, người điều khiển ô tô vi phạm lỗi cấm vượt sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng
9. Lỗi vượt quá tốc độ cho phép
Lỗi này chủ yếu khi đi ra ngoại tỉnh. Các lỗi này phạt rất nặng . Các đường ngoài khu dân không có biển báo tốc độ chỉ được đi 50km/h. Các đường có biển báo tốc độ thì chấp hành đúng tốc độ cho phép.
10. Lỗi uống rượu bia khi lái xe
Lỗi này phạt rất nặng. Khi uống rượu bia cách tốt nhất là không lái xe. Uống rượu bia khi lái xe khi xảy ra tại nạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
tổng hợp
Ý kiến bạn đọc