(VnMedia) - Tiêu chí để được duyệt thuê những căn biệt thự với giá... 10 bát phở như thế nào? Tiêu chí này đã từng được công khai để người dân biết hay không? Thế nào được gọi là "có công" với Thành phố?...
Những ngày gần đây, chuyện ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên là Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội được thuê căn biệt thự 400m2 với giá chỉ 400.000đ/tháng đã khiến dư luận giật mình bởi cái giá như… biếu không này.
Trước đó, nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho rằng căn biệt thự này là nhà công vụ và như vậy, ông Nghiên đã vi phạm quy định của nhà nước khi nghỉ hưu từ rất lâu nhưng không trả lại căn nhà này cho nhà nước. Không những thế, ông Nghiên cũng đã ở nhà khác và căn biệt thự này hiện người thân của ông Nghiên đang ở.
Tuy nhiên, thông báo chính thức của Hà Nội cho biết, căn biệt thự này không phải là nhà công vụ và ông Nghiên đã ký hợp đồng thuê theo đúng giá quy định của nhà nước. Sau thông báo này, hàng loạt câu hỏi được đặt ra và đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Thứ nhất, tại sao Hà Nội không bố trí nhà công vụ cho ông Nghiên và thu hồi khi vị cựu Chủ tịch Thành phố nghỉ hưu mà lại phải dùng biệt thự để cho thuê nhà?
Đặc biệt, lúc này dư luận lại giật mình: Sao nhà nước lại có quy định mức cho thuê nhà giá rẻ đến như vậy (không đủ tiền quét vôi) và tiêu chí để được duyệt thuê những căn biệt thự này như thế nào? Tiêu chí này đã từng được công khai để người dân biết hay không? Ngoài ra, dư luận cũng đặt câu hỏi: nhà biệt thự có thuộc diện cho thuê theo Nghị định 61 hay không?
“Nếu không có tiêu chí cụ thể, người ta sẽ rất dễ tạo ra cơ chế xin - cho hoặc dùng tài sản nhà nước làm thành thứ bổng lộc để ban phát, chia chác, gây thất thu cho nhà nước bởi sự bất công bằng, không minh bạch” - một độc giả gửi ý kiến đến VnMedia nói.
Trao đổi trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong quy định về cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không quy định là bao nhiêu mét vuông cả, tùy theo từng đối tượng và điều kiện của địa phương. Có nhà to thì cho thuê nhà to, hoặc tùy thuộc vào đóng góp của người đó để xem xét.
Như Thứ trưởng Nam nói thì nhà nước hiện nay sở hữu rất nhiều nhà, công sở, trụ sở và rất nhiều người dân đang được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để ở và đang tiếp tục khuynh hướng này bởi không phải người dân nào cũng đủ tiền mua nhà. Tuy nhiên, có thể thấy, những quy định về cho thuê nhà hiện đang rất lỏng lẻo và nguy cơ thất thoát tài sản của nhà nước (tiền cho thuê nhà) là rất cao.
Riêng với trường hợp của ông Hoàng Văn Nghiên, theo như thông báo của Hà Nội thì ông Nghiên trước đó là Ủy viên Trung ương Đảng và là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, vì vậy, ông Nghiên sẽ được hưởng chế độnhư Bộ trưởng. Theo đó, sau khi ông Nghiên trả nhà biệt thự, Thành phố sẽ bố trí cấp đất và ông Nghiên sẽ tự bỏ tiền xây nhà. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần
Băn khoăn với ý nghĩa “công lao”
Trong khi đó, giải thích trong cuộc họp về chuyện cho ông Nghiên thuê nhà cũng như cách giải quyết “chế độ” cho vị cựu Chủ tịch Thành phố tương đương Bộ trưởng, lãnh đạo Hà Nội nhấn mạnh thêm rằng ông Nghiên là người có nhiều “công lao” với Thành phố.
|
Hà Nội cho ông Nghiên thuê biệt thự rộng 400m2 với giá chỉ tương đương... 10 bát phở |
Dùng tải sản, tiền bạc của nhà nước để đãi ngộ người có công là chính sách rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, xét về mức độ công lao như thế nào là vấn đề đáng phải bàn.
Mới đây, dư luận cũng ồn ào vì vụ một tướng Công an nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Quảng
Khi bị chất vấn tại HĐND Thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cũng đưa ra lý do biện minh giúp vị tướng này, rằng: “cần phải đặt vấn đề là tướng Thạch cũng có công với Thành phố. Trước đây ông là giám đốc Công an tỉnh Quảng
Tuy nhiên, theo một thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì cả nước đến nay có 8,8 triệu người có công, trong đó có khoảng 1,4 triệu người có công và thân nhân được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Ngoài ra, do chiến tranh kéo dài và phức tạp, vẫn còn một số ít trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ.
Trong số những người có công đó, chắc chắn có rất nhiều người đã hy sinh một phần xương máu cho Tổ quốc. Ngoài ra, trong thời bình, nhiều nhà khoa học cũng đã cống hiến cho đất nước những thành tựu đáng được ghi nhận. Nhưng không phải ai trong số đó cũng được hưởng hoặc đòi hỏi “đặc quyền đặc lợi” từ nhà nước cho cá nhân mình. Có nhiều người, dù kinh tế khó khăn vẫn tự bươn chải; thậm chí có người tình nguyện hiến đất cho nhà nước.
Thế nên, dư luận chắc vẫn còn băn khoăn lắm về cách tính “công lao” đối với những quan chức về hưu, mà theo họ, khi còn đương chức cũng đã lương cao bổng nhiều.
Ý kiến bạn đọc