(VnMedia) - Bão số 10 đã đổ bộ và hiện đang hoành hành ở các khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Hiện gió đã lên đến cấp 10 và trong khoảng 2 giờ tới, tâm bão giật cấp 13- cấp 14 sẽ quét qua các khu vực này. Tại Quảng Bình, hiện đã mất điện hoàn toàn, mưa lớn, người dân gần như không ra đường.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, trưa nay, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 20m/s (cấp 8); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 18m/s (cấp 8), giật 34m/s (cấp 12). Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió mạnh 12m/s (cấp 6); giật 22m/s (cấp 9); Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam có gió giật cấp 6 – 7, riêng Tp.Đồng Hới, Tp.Đông Hà giật 19m/s (cấp 8); Tp.Huế có gió giật 17m/s (cấp 7). Ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40 – 100mm.
Hồi 13 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy khoảng chiều và tối nay (30/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 30/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng
Hình ảnh Phá Tam Giang (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) nước lũ dâng cao ngập đường - ảnh: Tuổi trẻ |
Đang trực tiếp tại vùng tâm bão Quảng Bình trong đoàn công tác do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ở đây hiện đã có gió đến cấp 9 - cấp 10, cây đổ nhiều và mưa rất to. Dự báo trong khoảng 2 giờ nữa, tâm bão sẽ quét qua khu vực này với cường độ mạnh cấp 10 - cấp 11, giật cấp 12 - cấp 13.
Ông Hải cũng cho biết, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đang từ Huế ra Quảng Bình nhưng do gió rất to nên ô tô không thể di chuyển được. Hiện đoàn đang chờ có xe chuyên dụng đến để đưa Phó Thủ tướng ra Quảng Bình họp cùng với đoàn công tác của Bộ trưởng Cao Đức Phát vừa từ Vinh vào để đánh giá thiệt hại của cơn bão cũng như công tác phòng chống và khắc phục.
Tại Quảng Bình, gió rất to, mất điện toàn thành phố. Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình phải dùng máy nổ để phục vụ cho công tác chỉ đạo chống bão. Xe chuyên dụng chống bão (xe bọc thép) đi đón Phó Thủ tướng nhưng chưa về được đến Quảng Bình do gió quá to (giật khoảng cấp 12). Theo nhận định, cơn bão này mạnh ngang cơn bão Chanchu đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 10/2006.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp đi chỉ đạo công tác phòng chống bão tại miền Trung - ảnh: TTXVN |
Lực lượng và các đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành địa phương dự trữ lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết; sẵn sàng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình giao thông, thủy lợi, công trình đê điều, các công trình đang thi công và các công trình phòng chống lụt bão khác.
Thủ trưởng các phòng ban, đơn vị duy trì trực ban 24/24 giờ tại trụ sở để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra, hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết, tập trung cho công tác phòng chống bão, lụt; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, mực nước các sông để chủ động các phương án phòng chống bão lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân theo phương châm “Bốn tại chỗ”. Thành lập nhiều đoàn kiểm tra đến các khu vực xung yếu, những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng nặng của bão lũ để kiểm tra và đôn đốc công tác chống bão; UBND các huyện, Đồn Biên phòng, lực lượng Bộ đội, Công an cùng phối hợp sẵn sàng lực lượng để kịp thời xử lý các tình huống do bão gây ra.
Trong khi đó, tại Thành phố Huế, anh Nguyễn Thanh Tùng (39 Yết Kiêu) cho biết, sáng nay tại Thành phố Huế có mưa to và gió gây đổ cây. Tuy nhiên hiện tại gió đang lặng, mưa rất ít. Người dân ở đây đang phập phồng chờ cơn bão đổ bộ đến. Những gia đình ở các khu vực có nguy cơ ngập cao hoặc đã di chuyển đến những nơi cao ráo hơn.
* Theo báo cáo của ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị, tính đến 12 giờ ngày 30/9 toàn tỉnh đã kêu gọi 2.508 chiếc tàu thuyền với 6.405 người đều đã vào nơi tránh chú bão an toàn, trong đó có 11 tầu với 70 người đã trú ẩn các tình khác. Trên địa bàn toàn tỉnh đã sơ tán 2.614 hộ với 8.392 người tập trung ở các huyện ven biển. Số hộ dự kiến sơ tán ở các vùng ngập lụt sạt lở đất lũ quét là 10.507 hộ với 35.288 người. Tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành Công Thương và các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy. * Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã di dời trên 6.000 hộ dân với hơn 22.000 hộ dân các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh huy động 900 cán bộ, chiến sỹ, và 14 tàu cứu hộ; bộ đội biên phòng huy động hơn 1.000 cán bộ, chiến sỹ với 13 tàu, lực lượng công an bố trí 300 người và ba chiếc tàu về giúp các địa phương trong công tác phòng chống siêu bão. |
Ý kiến bạn đọc