Cận cảnh siêu phẩm không đối thủ Su-37

08:24, 14/07/2013
|

Ngày 11/07,  người phát ngôn Công ty Sukhoi Nga đã gây bất ngờ khi cho biết, loại máy bay được rất nhiều người ca ngợi hiện nay là Su-35 chưa phải là tiêm kích hiện đại nhất, mà chính Su-37 mới là siêu phẩm hàng đầu thế giới.

Đại diện của Công ty Sukhoi cho biết thêm, hiện nay chính Su-37 mới là loại tiêm kích có tính năng cơ động hàng đầu thế giới, đủ khả năng chiến đấu sòng phẳng với F-22 của Mỹ.

Điểm khác biệt lớn nhất của Su-35 và Su-37 là thế hệ sau được trang bị một loại động cơ phản lực vector hoàn toàn mới có lực đẩy lớn. Đồng thời, các thiết bị điện tử của nó cũng thuộc loại tiên tiến nhất mà Nga mới phát triển.

Chiếc máy bay chiến đấu Su-37 đầu tiêu được hoàn thành lắp ráp vào năm 1993, và hoàn thành bay thử lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 4 năm 1996. Ngoại hình máy bay này rất giống với Su-27. Nhưng, trong quá trình chế tạo Su-37, Công ty Sukhoi đã sử dụng rất nhiều hợp kim nhôm-lithium và vật liệu composite mới.

Siêu tiêm kích Su-37

Siêu tiêm kích Su-37

Với 12 điểm treo, tổng trọng lượng vũ khí mang theo của Su-37 có thể lên đến trên 8 tấn. Su-37 có thể lắp các loại tên lửa như R-27, R-60, R-73, R-77, X-29 và X-31 cùng với nhiều loại bom hàng không lớp 500 kg. Su-37 được trang bị 2 thùng dầu phụ và được thiết kế hệ thống tiếp dầu trên không để tăng cực đại bán kính tác chiến.

Su-37 được lắp đặt 2 động cơ loại mới nhất của dòng AL-31F là AL-31FP(FU) có tổng lực đẩy 29.000 kg (14.500kg/1chiếc), ngang với lực đẩy của 117S (AL-41F-1S) trên Su-35. Nhờ được trang bị siêu động cơ đã cung cấp năng lực siêu cơ động không gì sánh kịp cho Su-37, cho phép máy bay trình diễn ở tốc độ gần bằng không mà không bị giới hạn về góc bắn, cho phép máy bay hồi phục sau khi xoay tròn và tắt máy ở hầu như mọi độ cao. Bộ phận kiểm soát này có thể được phi công điều khiển bằng tay hay hoàn toàn tự động nhờ hệ thống kiểm soát bay.  

Su-37 có thể nâng không theo phương thẳng đứng với vận tốc cực đại, sau đó tắt máy. Gia tốc của động cơ và lực nâng của các cánh khiến nó như dừng lại giữa không trung khoảng 2 – 4s, sau đó lộn ngược ra phía sau và xoáy tròn lao xuống theo phương thẳng đứng rồi đột ngột chuyển hướng. Vì vậy Su-37 có khả năng chuyển hướng gần như tại chỗ.

Hiện công ty Sukhoi mới chế tạo được 2 nguyên mẫu của Su-37, nhưng 1 chiếc đã bị rơi trong một chuyến bay thử nghiệm vào ngày 19/12/2002, hiện họ chỉ có mỗi nguyên mẫu bay duy nhất mang số hiệu 711. Tuy nhiên, mãi cho đến nay, các chuyên gia vẫn còn tranh cãi về sự cố rơi vỡ này: khi máy bay gặp tai nạn hoàn toàn chưa lắp động cơ lực đẩy véc-tơ, trang bị 2 động cơ truyền thống "tiêu chuẩn", tức là, chiếc máy bay chiến đấu này cần được gọi là Su-35, chứ không phải Su-37.

Với những khả năng đã đạt thể hiện, nhiều chuyên gia quân sự Nga cho rằng, Su-37 giống như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga đang được phát triển, đều có năng lực tương đương với máy bay chiến đấu F-22 Mỹ.

Một số hình ảnh của Su-37:


(Đất Việt)

Ý kiến bạn đọc