(VnMedia) -
Không phủ nhận hiện tồn tại nhiều vấn nạn trong ngành Y, nhưng thực tế lớn hơn cần hiểu rằng các cán bộ y tế hiện đang làm việc trong một môi trường áp lực và chưa thể được trả lương tương xứng trong bối cảnh chung hiện tại. Đây có lẽ là lý do khiến một số lương y phải “vượt rào”. Ít nhất trong ngắn hạn, cần có những chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt cho các cán bộ y tế.
Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho một lần cấp cứu?
Bạn có biết 1 ca trực đêm cấp cứu của 1 bác sĩ tuyến đầu hiện nay được trả bao nhiêu tiền không? Một đêm trực với rất nhiều căng thẳng và mỏi mệt, là sự đối mặt với rất nhiều đau đớn và áp lực vì tính mạng của nhiều người. Câu trả lời hay nhất, có lẽ là “vô giá”, nhưng thực tế lại gần gũi và chân thật hơn rất nhiều là 75.000đ. Đấy là đối với các bác sĩ tuyến đầu, với các bác sĩ ở trạm xá, con số khiêm tốn hơn rất nhiều là 10.000đ.
Bây giờ, hãy lướt qua tin tức hàng ngày một chút, bạn sẽ thấy không thiếu chuyện bi hài kịch về ngành y: bác sĩ gác chân, bác sĩ nói xấu bộ trưởng, bác sĩ bị hành hung, y tá thế này, điều dưỡng thế khác… Rất ít hoặc có thể là chưa nhiều bằng là các bài viết khen ngợi hay động viên.
Đối với một “nghề cao quý”, hai câu chuyện trên đây quả là một thực tế đáng buồn. Cứu người là công việc không bao giờ có thể dễ dàng. Không bao giờ khâu một vết thương với máu đang chảy lại có thể dễ dàng như bạn khâu lại một chú gấu bông, hay lái xe cấp cứu bất chấp những tin hiệu giao thông xanh đỏ để đua tốc độ với tử thần sẽ không nhẹ nhàng như một buổi chiều bạn thảnh thơi tan làm. Bệnh tật và cái chết không nghỉ ngơi vào ngày lễ và dịp tết. Thậm chí chỉ một lỗi sai chính tả thôi, có thể đánh đổi bằng cả một mạng người. Có những hình ảnh, nỗi đau vì quá sắc nét nên không được phép lọt bất kỳ một khung hình báo chí nào. Chắc hẳn vì thế mà xã hội nói chung đòi hỏi khắt khe với các cán bộ y tế. Nhưng cũng như chúng ta, các bác sĩ, hay hộ lý, hay điều dưỡng,… họ cũng có gia đình, con cái và hàng tá nghĩa vụ xã hội khác phải thực hiện.
Vậy mà, trong lúc vật lộn giữa những bệnh tật và cơm áo gạo tiền hàng ngày, các cán bộ y tế còn chịu thêm búa rìu dư luận. Bỏ ra nhiều năm đèn sách để đỗ vào trường y, thêm 6 năm miệt mài ở giảng đường, may mắn xin được việc vẫn phải học không ngừng nghỉ, với ngần ấy nỗ lực trong cuộc đời, việc mong muốn nhà đẹp, xe đẹp, con cái học hành ở môi trường tốt liệu có gì là sai trái?
Ấy là chưa kể áp lực công việc và thu nhập chưa thể tương xứng ngay trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại còn nhiều khó khăn.
Có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần bớt khắt khe hơn để quan tâm đến lý do cho những vấn nạn “phong bì”, “lót tay” của ngành y tế.
Đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn chỉ trích
Năm 2017 là năm đánh dấu công cuộc cải thiện thu nhập của các cán bộ y tế tích cực nhất. Với những lộ trình tăng viện phí dài kỳ, cũng như thay đổi cách tính lương hợp lý hơn. Nhưng để ngay và luôn cải thiện thu nhập một cách tương xứng cho các cán bộ y tế nói riêng và người lao động nói chung trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại là một bài toán khó cần thời gian dài để có câu trả lời.
Chính vì thế, VPBank quyết định thực hiện 1 chính sách ưu đãi đặc biệt, dành riêng đến các cán bộ nhân viên công tác tại bệnh viện để chung tay giảm tải áp lực tài chính trong cuộc sống cho các cán bộ y tế. Với thông điệp thấu hiểu: Công việc vốn không dễ dàng, hãy làm cuộc sống nhẹ nhàng hơn, VPBank hy vọng gói vay tín chấp ưu đãi này sẽ là một giải pháp tài chính ngắn hạn hiệu quả. Gói vay với lãi suất ưu đãi có hạn mức vay tới 200 triệu mà không phải thế chấp. Đặc biệt hơn từ 15/11/2017 đến 30/01/2018, mỗi khách hàng giải ngân thành công sẽ được nhận một bộ hộp cơm Lock&Lock trị giá 485.000đ.
PV
Ý kiến bạn đọc