Nắng nóng "siêu" gay gắt: Phòng bệnh và chăm sóc trẻ như thế nào?

09:32, 05/06/2017
|

(VnMedia) - Khi nắng nóng, những trẻ có sức đề kháng tốt thì chịu được sự thay đổi thời tiết tốt hơn, còn những trẻ có thể trạng thấp còi, suy dinh dưỡng, vốn ốm yếu thì nay lại càng dễ bị mắc bệnh. Hãy tham khảo cách phòng bệnh và chăm sóc trẻ sau khi ốm dậy...

trẻ ốm

Nguyên nhân chính khiến trẻ dễ ốm trong mùa hè được các bác sĩ chỉ ra là do trẻ thiếu sức đề kháng, cơ thể không được bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng - ảnh minh họa

Mùa hè nóng bỏng là nỗi lo ngại lớn đối với nhiều phụ huynh. Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Quá nhiều hoạt động ở ngoài trời, ở lâu dưới ánh nắng gay gắt, không uống đủ nước và mặc quần áo không thích hợp có thể khiến trẻ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là trẻ vốn ốm yếu, có tiền sử thấp còi, suy dinh dưỡng do thiếu vi chất.

Theo BS Trần Thu Thủy (Bệnh viện Nhi trung ương), phần lớn nhiệt dư thừa được thải qua da. Điều này sẽ diễn ra một cách dễ dàng nếu không khí quanh ta mát và khô. Trường hợp ngược lại, nếu không khí nóng và ẩm, và nếu trẻ ở trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì việc thải nhiệt sẽ gặp nhiều khó khăn. Mồ hôi không thể bốc hơi nhanh, cơ thể không giải phóng đủ nhiệt, thân nhiệt vì thế sẽ tăng lên nhanh chóng. Thân nhiệt quá cao có thể gây tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác.

Nhưng điều hết sức quan trọng, đó là khi nắng nóng, những trẻ có sức đề kháng tốt thì chịu được sự thay đổi thời tiết tốt hơn, còn những trẻ có thể trạng thấp còi, suy dinh dưỡng, vốn ốm yếu thì nay lại càng dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, chân tay miệng, tiêu chảy, viêm não Nhật Bản, cúm, đau mắt đỏ, thuỷ đậu, sởi, các bệnh ngoài da…

Nguyên nhân được các bác sĩ chỉ ra là do trẻ thiếu sức đề kháng vì cơ thể không được bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng.

Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mùa hè, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cần bổ sung trong khẩu phần ăn các loại rau củ, trái cây tươi hoặc uống thêm dạng nước uống trái cây tươi bù đắp lượng nước mất do toát mồ hôi và bù thêm vitamin. Nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều, việc bổ sung nước bằng cách uống them orerol rất tốt. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý pha theo hướng dẫn bởi pha không đúng liều lượng lại có nguy cơ khiến trẻ mất nước thêm.

Dù ăn nhiều rau củ quả, trái cây nhưng mùa hè vẫn cần đảm bảo sữa cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, còn trẻ trên 6 tháng, nếu mẹ đủ sữa thì vừa cho bú, vừa cho ăn dặm. Nếu không đủ sữa thì cân nhắc cho trẻ uống thêm sữa công thức để đảm bảo tốc độ lớn cho trẻ, nhất là trẻ chậm lớn.

Đặc biệt, với những trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng thì mùa hè càng cần phải chú ý bổ sung các vi chất giúp trẻ kích thích ăn uống tốt hơn. Một trong số những loại vi chất rất quan trọng là kẽm.

Chăm sóc trẻ sau khi ốm dậy cũng là một điều hết sức quan trọng. Các bé sau khi ốm dậy thường bị sút cân, xanh xao và cơ thể yếu ớt. Các bậc cha mẹ xót con, liền lập tức mua về đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng để tẩm bổ cho con, hy vọng con sớm tăng cân khỏe mạnh trở lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật. Cơ thể bé còn yếu và mọi cơ quan, chức năng, tất nhiên không loại trừ cả hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn đang rất mệt mỏi và ít hoạt động. Trẻ lúc này thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa. Nếu cha mẹ tẩm bổ nhiều quá, cơ thể không tiêu hoá được. Thêm vào đó, nếu bố mẹ lại cố ép trẻ ăn thì càng khiến cho trẻ sợ ăn hơn.

Do vậy, lúc này, việc bổ sung vitamin và các vi chất có tính kích thích ăn là rất quan trọng. Thời gian sau khi trẻ ốm dậy cũng rất cần phải  cần bổ sung vi chất dinh dưỡng, nhất là kẽm để kích thích trẻ thèm ăn, bồi bổ năng lượng đã mất…

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Để bổ sung kẽm đúng, các chuyên gia cho rằng, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Ngoài ra, có thể cho trẻ dung thêm một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Hoàng Hải


Ý kiến bạn đọc