(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tiếp tục hỗ trợ 523,7 tỷ đồng cho 34 địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ chiều nay (9/3), 34 địa phương được hỗ trợ gồm: Hà Giang 17,3 tỷ đồng; Tuyên Quang 12,8 tỷ đồng; Cao Bằng 4,8 tỷ đồng; Lạng Sơn 16,8 tỷ đồng; Yên Bái 17,7 tỷ đồng; Thái Nguyên 18,7 tỷ đồng; Bắc Kạn 16,1 tỷ đồng; Bắc Giang 15 tỷ đồng;
Tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ 16,2 tỷ đồng; Điện Biên 13,1 tỷ đồng; Quảng Ninh 12,5 tỷ đồng; Hải Dương 20,4 tỷ đồng; Hưng Yên 14,1 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 9,7 tỷ đồng; Bắc Ninh 5,1 tỷ đồng; Hà Nam 20,7 tỷ đồng; Nam Định 21,2 tỷ đồng; Ninh Bình 20,8 tỷ đồng; Thái Bình 17,5 tỷ đồng; Quảng Bình 8,4 tỷ đồng;
Tỉnh Quảng Trị được hỗ trợ 19,6 tỷ đồng; Quảng Nam 12,8 tỷ đồng; Bình Thuận 21,9 tỷ đồng; Kon Tum 17,6 tỷ đồng; Bình Phước 14,9 tỷ đồng; Bến Tre 14,2 tỷ đồng; Trà Vinh 13,3 tỷ đồng; Vĩnh Long 20,4 tỷ đồng; Sóc Trăng 10,8 tỷ đồng; An Giang 15,6 tỷ đồng; Đồng Tháp 18,2 tỷ đồng; Kiên Giang 16,5 tỷ đồng; Bạc Liêu 11,1 tỷ đồng; Cà Mau 17,9 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 2/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định hỗ trợ 85,1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho 6 tỉnh: Quảng Trị, Đắk Lắk, Đắk Nông, Long An, An Giang, Đồng Tháp để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2015.
Theo dự báo, tháng 3 sẽ là cao điểm của khô hạn, xâm nhập mặn và tình trạng này sẽ kéo dài tới tháng 6/2016. Vì vậy, Chính phủ chỉ đạo, phải tập trung cao độ, huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn với mục tiêu cuối cùng là giảm được tối đa thiệt hại do hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
Cũng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện một số hỗ trợ khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn và khôi phục sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có việc rà soát, xác định thiệt hại; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi (Trên cơ sở số liệu thiệt hại vốn tín dụng đã được xác định, tổ chức tín dụng xem xét thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay theo thẩm quyền và khả năng tài chính của tổ chức tín dụng); Khoanh nợ; Tiếp tục cho vay khôi phục sản xuất, ổn định đời sống...
Ý kiến bạn đọc