(VnMedia)- Tại Việt Nam chỉ xảy ra nhật thực một phần (Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời). Cụ thể, tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực với độ che phủ Mặt trời của Mặt trăng dao động từ trên 20% đến dưới 60%.
Sáng 9/3 tại Đà Nẵng, thời tiết còn se lạnh, nắng nhẹ, hiện tượng xuất hiện vào sáng sớm nên mặt trời không quá gắt, rất thuận lợi cho việc quan sát, thời gian nhật thực diễn ra tại TP. Đà Nẵng gần 2 tiếng đồng hồ.
Bạn Thái Văn Lợi (năm 3 ngành Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Đà Nẵng), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học TP.Đà Nẵng cho hay, đây là nhật thực toàn phần nhưng ở Việt Nam chỉ xem được nhật thực một phần, tại Đà Nẵng nhật thực bắt đầu lúc 6h 46, đạt cực đại lúc 7h42, và kết thúc lúc 8h44, độ che phủ cực đại là 36%.
Đôi bạn trẻ người Hồng Kông chụp ảnh cưới tại bãi biển Đà Nẵng cũng đón xem hiện tượng nhật thực. Ảnh: Báo Thanh niên. |
Câu lạc bộ Thiên văn học đã chuẩn bị các thiết bị để thành viên cũng như người dân và du khách quan sát trực tiếp và gián tiếp một cách an toàn như ống nhòm, kính thiên văn, phương pháp chiếu bóng, kính nhật thực, kính thợ hàn…
Tại TP. HCM bầu trời đã có sự thay đổi so với mọi ngày do xảy ra hiện tượng nhật thực. Ghi nhận tại một điểm quan sát ở quận 10, bầu trời lúc sáng rực lúc lại âm u do Mặt trời bị mây đen che khuất. Tuy nhiên, những lúc Mặt trời chiếu sáng xuống mặt đất có thể dễ dàng nhận thấy một phần bị che khuất bởi Mặt trăng - hiện tượng nhật thực.
Tại Việt Nam chỉ xảy ra nhật thực một phần (Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời). Cụ thể, tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực với độ che phủ Mặt trời của Mặt trăng dao động từ trên 20% đến dưới 60%. Trong đó, Cà Mau là nơi quan sát nhật thực có độ che phủ lớn nhất (tại TP.Cà Mau là 57,6%), TP.HCM là 52,2%, Đà Nẵng là 36,2%, trong khi tại Hà Nội chỉ là 22,3%.
Đây là lần thứ 6 xuất hiện nhật thực toàn phần (thực tế chỉ quan sát được một phần) xảy ra trong thế kỷ 21. Lần nhật thực toàn phần gần nhất đã xảy ra vào ngày 24/10/1995.
Trong khi đó, tại Hà Nội, do thời tiết nên việc quan sát nhật thực khó khăn. Tại điểm quan sát của Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), những người tổ chức đã “biến” sự kiện này thành dịp trao đổi về kiến thức thiên văn.
(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+). |
Quỳnh Anh (áo đỏ) rất vui vì em đã được các anh chị chỉ dẫn sử dụng kính thiên văn đề ngắm bầu trời. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+). |
Được mẹ chở tới khu vực quan sát thiên văn của VACA tại hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) từ khá sớm, em Nguyễn Quỳnh Anh, Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An cho hay em và nhóm bạn đã tìm hiểu về hiện tượng này trên mạng. Biết VACA tổ chức quan sát, em đã nhờ mẹ chở tới.
Tuy biết chắc với thời tiết mây mù và có lất phất mưa phùn không thể quan sát nhật thực, song Quỳnh Anh cho biết em vẫn thấy thú vị vì lần đầu tận mắt thấy kính thiên văn cũng như được các anh chị hướng dẫn nhìn vào bầu trời.
Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch VACA cho hay, không giống những hiện tượng mang tính “định kỳ” như mưa sao băng, phải đến tháng cuối 12/2019, hiện tượng nhật thực này mới lặp lại.
Cùng ngắm hình ảnh nhật thực "cực đẹp" tại Việt Nam:
Hiện tượng nhật thực lúc 7h36 phút tại Đà Nẵng. Ảnh báo Thanh niên. |
7 giờ 38 phút, chuẩn bị cực đại. |
Nhật thực cực đại lúc 7 giờ 42 phút. |
7 giờ 47 phút. |
7 giờ 52 phút. |
8 giờ 10 phút. |
Ý kiến bạn đọc