(VnMedia) - Đa số ý kiến nhất trí với quy định về bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.
Cần bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập |
Theo Báo cáo thẩm tra Dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, qua giám sát của Ủy ban cho thấy, hiện nay việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục mầm non chưa thực sự bảo đảm công bằng trong cơ hội phát triển đối với mọi trẻ em, đặc biệt là trong thụ hưởng hỗ trợ từ Nhà nước giữa trẻ em ở các cơ sở giáo dục công lập với trẻ em ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Trước hiện thực này, đa số ý kiến góp ý đều nhất trí với quy định tại Khoản 3, Điều 44 của Dự thảo Luật về bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.
Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất áp dụng phương thức đầu tư NSNN cho trẻ em ở bậc học mầm non theo "đầu" trẻ, không phân biệt học ở cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.
Cũng liên quan đến vấn đề nguồn lực Nhà nước đầu tư cho trẻ em, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nhất trí quy định tại Khoản 2, Điều 8, theo đó, Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực dài hạn, trung hạn và hàng năm để bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị bổ sung thêm một số khoản mới với các nội dung: “Lồng ghép vấn đề trẻ em khi xây dựng pháp luật và chính sách; định kỳ và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ ngành, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em” và “Tùy theo từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác nhau, Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp”.
Cũng theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay còn dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là còn thiếu cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ góc độ trẻ em.
Theo kinh nghiệm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, cơ quan đại diện trẻ em phải là cơ quan thật sự gần gũi với trẻ em, chủ động lắng nghe tiếng nói trẻ em, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của trẻ em để gửi đến và giám sát các cơ quan chức năng trong việc xem xét, giải quyết... Đặc biệt, trong các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, cơ quan này phải kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em.
Như vậy, cơ quan đại diện trẻ em và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em gắn kết chặt chẽ với nhau. Đối với hệ thống chính trị ở Việt
Theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, đa số ý kiến góp ý đề nghị quy định Trung ương Đoàn TNCSHCM là cơ quan đại diện trẻ em, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em Việt Nam, có nhiệm vụ tập hợp, phản ánh đến các cơ quan hữu quan và giám sát việc giải quyết các kiến nghị của trẻ em cũng như các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đồng thời đề nghị giao cho cơ quan này chức năng giám sát việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ góc độ trẻ em.
Một số ý kiến khác đề nghị giao chức năng, nhiệm vụ trên cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cũng đề nghị bổ sung vào Điều 77 quy định Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm tổ chức để đại biểu dân cử tiếp xúc với trẻ em, lắng nghe ý kiến của trẻ em thường xuyên và định kỳ; chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em gửi đến các cơ quan hữu quan.
Ý kiến bạn đọc