(VnMedia) - Tới năm 2024, sẽ có 70 triệu người Việt Nam sử dụng Internet chủ yếu qua mobile và các thiết bị (devices). Số người dùng Internet qua PC sẽ giảm xuống (vì PC không còn là một thiết bị chính yếu như hiện tại).
Nếu như vào năm 2004 có khoảng 6 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, chiếm 7.3% dân số thì vào năm 2014 con số đó là 36 triệu (40% dân số) với khoảng 20 triệu sử dụng Internet qua mobile. Tới 2024, sẽ có 70 triệu người Việt
Năm 2004, doanh thu của sản phẩm và dịch vụ Internet chỉ khoảng 4 triệu USD, chiếm 0.01% GDP Việt
Những con số này được đưa ra từ sự “tưởng tượng” phong phú của vị Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Internet của Việt Nam trước cơ hội kinh doanh từ những dịch vụ “truyền thống” như Search - Social - Content và Commerce tới các dịch vụ/sản phẩm mới như Payment (thanh toán), Education (giáo dục), Digital Advertising, E-government… của ngành CNTT-TT Việt Nam.
|
Với Search - có thể vào 2024, mobile phone sẽ là công cụ tìm kiếm chính, có tính cá nhân hóa rất cao và đưa ra những thông tin theo một hình thức mới (không phải text-based hay link-based) như hiện tại. Liệu Google có tiếp tục “thống trị” Search trong 10 năm tới hay không? - khả năng này rất lớn vì Google hiện tại đang có những đầu tư rất chiến lược vào mobile, AI, wireless infrastructure và hàng loạt các hướng công nghệ mới.
Social - chắc chắn Facebook sẽ tiếp tục “gây nghiện” cho 50% thậm chí tỷ lệ lớn hơn dân số Việt Nam, đặc biệt với ứng dụng mobile trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, một khả năng lớn xảy ra là ứng dụng Facebook có thể biến mất (ít nhất là như “Facebook” hiện tại) vào 2024. Social là một phạm trù luôn thay đổi.
Với các ứng dụng social mobile như Instagram, Whatsapp, Snapchat, Vines… đang phát triển rất nhanh, thì có thể sau 10 năm tới, chúng ta sẽ chia sẻ cuộc sống và trải nghiệm của mình với những người quan trọng xung quanh một cách tự nhiên hơn so với việc phải đăng ảnh hay gõ vào bàn phím như hiện tại. Chúng ta có thể trao đổi với bất kỳ ai một cách rất thuận tiện bằng đàm thoại, hay thậm chí Social sẽ tạo cho chúng ta những mối quan hệ mới phù hợp theo từng ngữ cảnh, và làm cho những mối quan hệ hiện tại bền vững và sâu sắc hơn.
Content - tin tức, sách vở, âm nhạc, video, game - sẽ tiếp tục phát triển và digital sẽ là hình thức chủ đạo cho việc tìm kiếm và tiếp nhận nội dung của đa số người dùng. Mobile sẽ là hình thức tiêu thụ nội dung chủ đạo, có tính cá nhân hóa rất cao và kết nối rất chặt với Social. Ngoài mobile một cuộc cách mạng lớn sẽ xảy ra với phòng khách khi rất nhiều “đại gia” công nghệ thế giới đang tìm cách “thay thế” TV và các thiết bị nghe nhìn bằng những công nghệ và nền tảng mới.
Commerce - chắc chắn 30% (30 triệu người) dân số Việt Nam sẽ mua sắm hàng hóa và dịch vụ qua mạng trong 10 năm tới, trong đó mobile chiếm một tỷ lệ rất lớn (70%+). Người dùng mobile, nếu muốn, sẽ được “mời chào” những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình nhất, với mức giá tốt nhất tại mọi thời điểm và vị trí.
Commerce sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và tối ưu hóa chuỗi cung cấp (supply chain) của thị trường hàng hóa tiêu dùng Việt
Ngoài 4 mảng truyền thống trên, có các dịch vụ/sản phẩm mới nào có thể tiếp cận được 30% dân số Việt
Với E-government (Chính phủ điện tử). Thách thức với E-government (cũng như E-health) sẽ là thay đổi cơ bản về quy trình và cách thức làm việc - một điều rất khó thực hiện với những tổ chức mang tính hành chính, không chịu nhiều sức ép thay đổi hay sinh tồn (so với các doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại). Tuy nhiên, hy vọng rằng khi càng ngày càng nhiều người dân và doanh nghiệp sử dụng Internet thì sẽ tạo một sức ép “gián tiếp” cho các dịch vụ công. Ít nhất, chúng ta sẽ có được một hệ thống CMND điện tử sau 10 năm nữa áp dụng cho 100% công dân Việt
Thông thường, các dự đoán về tương lai có tỷ lệ sai lệch khá cao. Đặc biệt trong kỷ nguyên mà chúng ta đang sống, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang ảnh hưởng sâu sắc đến rất nhiều ngành, lĩnh vực và khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Rất ít người có thể chắc chắn về tầm nhìn của mình vào tương lai, hơn nữa lại là 10 năm, một khoảng thời gian gần như “vô tận” với những người làm công nghệ. Thừa nhận thực tế này, song với những trải nghiệm trong 10 năm xây dựng VNG, Tổng giám đốc Lê Hồng Minh đã rút ra một bài học sâu sắc - rằng điều quan trọng nhất của một doanh nghiệp là có một niềm tin dài hạn vào con đường mà mình đang theo đuổi. Và khi chúng ta đặt niềm tin đó vào trọng tâm mọi hoạt động của mình, thì dù ngắn hạn có gặp nhiều khó khăn, nhiều thay đổi không lường trước, sau một khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ có những bước tiến rất xa trên con đường của mình.
Tương lai 10 năm tới thật sự thú vị và choáng ngợp, và theo Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh, đó lại chính là vô vàn cơ hội cho VNG và các doanh nghiệp khác trong ngành CNTT-TT VIệt Nam khi cùng nhau “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”.
Ý kiến bạn đọc