HTC - vinh quang và vực thẳm

09:11, 06/11/2013
|

(VnMedia) - HTC là ví dụ điển hình cho thấy thị trường smartphone thay đổi nhanh chóng như thế nào. Bước lên đỉnh vinh quang vào năm 2011 nhưng nhanh chóng tuột dốc không phanh.

HTC đã có mặt trên thị trường 16 năm và trong khoảng thời gian đó đã chuyển biến từ một hãng chuyên gia công thiết bị cho các thương hiệu khác trở thành nhà sản xuất smartphone có giá trị thứ ba trên thế giới vào năm 2011. Chỉ hai năm sau, thương hiệu HTC siêu nóng trở nên nguội lại và lượng dự trữ tiền mặt giảm dần. Vậy lý do gì khiến HTC leo lên quá cao rồi nhanh chóng xẹp xuống như vậy?

Ảnh minh họa


Khởi đầu nhỏ

Được Cher Wang và H. T. Cho thành lập với tên gọi công ty máy tính công nghệ cao (High-Tech Computer Corporation) vào năm 1997 nhưng đến năm 2008 mới đổi tên thành HTC. Bố của Wang đã trở thành tỷ phú sau khi thành lập tập đoàn nhựa và hóa dầu và con gái của ông sẽ theo chân kinh doanh của ông. Với bạn của cô, Peter Chou trở thành giám đốc điều hành CEO, công ty Đài Loan đã bắt đầu trên các dự án máy tính xách tay nhưng sớm thay đổi hướng đi để sản xuất PDA và điện thoại di động, ban đầu là sản xuất cho các công ty khác. Khởi đầu là với Compaq, sau đó là HP và Palm, HTC nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng về sự đổi mới công nghệ và chất lượng cao.

Làm việc trên các PC bỏ túi như Compaq iPAQ cho đến smartphone hoạt động trên nền tảng Windows Mobile. HTC chế tạo các điện thoại WinMo cho Fujitsu-Siemens và Sony Ericsson. Công ty gây ấn tượng như một nhà sản xuất hợp đồng và được các nhà mạng lớn khác chú ý như T-Mobile, Orange, và O2. Hợp tác thương hiệu là bước đi đầu tiên và theo thời gian những thiết bị mang thương hiệu HTC đầu tiên đã tung ra thị trường vào năm 2006, công ty đã có nhiều kinh nghiệm có giá trị và các số liên lạc làm ăn.

Nổi lên từ bóng tối

Chuyển từ sản xuất các thiết bị cho các thương hiệu khác tới tạo dựng tên tuổi riêng đối với HTC không phải dễ dàng nhưng tập trung vào chất lượng và chấp nhận những ý tưởng mới giúp công ty phát triển tốt. Năm 2008 là năm quan trọng khi smartphone T-Mobile G1 (HTC Dream) ra đời hoạt động trên hệ điều hành Android. Chúng có màn hình cỡ 3,2-inch, độ phân giải 480x320 điểm ảnh, bộ xử lý 528MHz, Ram 192MB và tích hợp camera 3,15MP. Màn hình trượt lên để lộ ra bàn phím vật lý. Sản phẩm này được đánh giá rất tích cực và G1 đã bán được hơn 1 triệu chiếc tại Mỹ chỉ trong 6 tháng đầu tiên sau khi tung ra thị trường.

Ảnh minh họa


Tiếp theo là HTC Magic (T-Mobile myTouch 3G) và sau đó tháng 7/2009, Hero ra đời là điện thoại đầu tiên phát hành với giao diện người dùng HTC Sense. Sau đó là điện thoại Tattoo và Droid Eris nhưng năm 2010, HTC mới thực sự cất cánh. Điện thoại đầu tiên mang thương hiệu Google – Nexus one được HTC chế tạo và sớm ra sản phẩm tương tự - HTC Desire. Cả hai điện thoại này đều hoạt động trên Android 2.1, có bộ xử lý 1GHz, màn hình 3,7-inch và camera 5MP.

HTC one đã cho thấy tầm quan trọng của của HTC với Google và củng cố vị trí của họ trong đội ngũ tiên phong của nền tảng Android đang phát triển nhanh chóng. Công ty đã không nghỉ ngơi trên vinh quang, tiếp tục cho ra đời các điện thoại Droid Incredible, HTC Legend và điện thoại bình dân HTC Wildfire.

Đỉnh cao của HTC

Đỉnh cao của HTC có lẽ là trong quý 3/2011 khi HTC công bố khoản lợi nhuận sau thuế 625 triệu USD. Công ty khẳng định vị trí thứ ba sau Samsung và Apple. Theo tờ Bloomberg, vào thời điểm đó, HTC là nhà sản xuất smartphone lớn nhất tại Mỹ với 24% thị phần. Thương hiệu “tỏa sáng thầm lặng” đã trở thành tiếng gấm chói tai trong ngành công nghiệp di động. Nhiều giải thưởng, nhiều lời ca tụng và núi tiền kiếm được từ các lãnh thổ không quen thuộc. Đó là thành công tuyệt vời nhưng tốc độ tăng trưởng của Samsung nhanh chóng đe dọa hủy hoại HTC.

HTC đã mất đi vị trí vững chắc kể từ đó. Công ty công bố khoản lỗ đầu tiên kể từ năm 2002 vào đầu tháng này, lỗ ròng 101 triệu USD. Doanh thu quý 3/2011 là 4,54 tỷ USD đã giảm xuống còn 1,6 tỷ USD trong quý trước. Không nghi ngờ rằng, sự cạnh tranh khốc liệt từ Samsung đã đẩy HTC gặp khó nhưng có nhiều lý do khác khiến HTC tuột dốc không phanh.

Lượng tiền mặt giảm

HTC đã chi bạo tay để mua lại các bằng sáng chế và giấy phép đăng ký sử dụng nhằm tự bảo vệ họ tránh khỏi các vụ kiện tụng giắc rối, đặc biệt là vụ kiện với Microsoft và Apple. HTC đã chi 75 triệu USD cho bằng sáng chế của ADC Telecom, 300 triệu USD để mua S3 Graphics. Nhưng cuối cùng, công ty vẫn phải ký thỏa thuận bản quyền với Microsoft và Apple để giải quyết kiện tụng. Điều đó có nghĩa rằng, HTC sẽ phải trả một khoản tiền trên mỗi điện thoại Android bán ra thị trường.

Công ty cũng thực hiện những khoản đầu tư không đi đến đâu. Chẳng hạn chi 40 triệu USD để cung cấp dịch vụ game onLive; 35 triệu USD đầu tư vào công ty ứng dụng doanh nghiệp Magnet Systems, 300 triệu USD để chi phối hãng Beats Electronics….

Có rất nhiều tranh luận về đổi mới trong công nghệ nhưng HTC đã chứng minh là hãng tiên phong về các tính năng và chức năng mới nhưng đó thực sự cũng là con dao hai lưỡi. Năm 2010, công ty đã xây dựng danh sách dài những “chiến binh” đầu tiên như HTC EVO 4G – smartphone đầu tiên hỗ trợ 4G…Tuy nhiên, đáng buồn chúng không mang lại cho HTC chỗ đứng thực sự, các vấn đề về pin trở nên nghiêm trọng, quá sớm để sử dụng 4G trên smartphone. Những sản phẩm này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng.

Tiếp thị kém

Trong suốt năm 2011 đến 2012, HTC đã phát hành rất nhiều thiết bị nhưng chiến dịch tiếp thị không làm nổi bật được các thế mạnh của sản phẩm tung ra thị trường. Trong khi đó, hai đối thủ xừng sỏ - Apple và Samsung đã mạnh tay chi cho quảng cáo. Mặc dù Samsung đã phát hành các sản phẩm tương tự nhưng họ biết tập trung tiền bạc và tiếp thị các dòng sản phẩm hàng đầu như Galaxy S.

Ảnh minh họa
HTC one.


Không chỉ thất bại trong việc nắm bắt các đối tượng người dùng mới với phạm vi rộng hơn, họ cũng bắt đầu khiến cho những người dùng hiện có tức giận với giao diện chậm chập nhật, nguồn pin hạn chế…

Tuy nhiên, không chịu khuất phục, HTC cố gắng sửa sai bằng dòng HTC one X với các thông số kỹ thuật cạnh tranh nhất và tiếp tục là HTC one với thiết kế được đánh giá cao. Những cuối cùng, HTC vẫn không thể cạnh tranh được với Samsung về doanh số điện thoại bán ra. Liệu HTC có phải là cái tên tiếp theo sẽ phải bán mình?


Tuệ Minh - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc