(VnMedia) - Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Intel vừa hợp tác nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục của Việt
Trong sự hợp tác này, Intel đóng vai trò tư vấn về công nghệ và giải pháp, theo đó, Intel sẽ sử dụng CNTT để giúp việc dạy Anh văn trong nhà trường Việt Nam đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn. Để làm được điều này, Intel đã cam kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham gia vào việc đào tạo giáo viên, đồng thời đưa mô hình lớp học thí điểm và giải pháp. Ông Mai Sean Cang - Tổng Giám đốc Intel Việt Nam cho hay, hiện tại, Intel đang triển khai chương trình “Intel teach getting started” - chương trình đào tạo giáo viên sử dụng CNTT trong giảng dạy. Chương trình này đã được triển khai thành công trên khoảng 80 nước trên thế giới, đào tạo khoảng 12 triệu giáo viên, trong đó có hơn 100 ngàn giáo viên ở Việt Nam.
Trong chương trình lần này, Intel sẽ hợp tác với Bộ tham gia đào tạo khoảng 80 ngàn giáo viên dạy anh văn sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin. Sáng kiến toàn cầu “Intel teach getting started” của Intel sẽ được điều chỉnh theo nội dung dành riêng cho giáo viên dạy ngoại ngữ bậc tiểu học và được giới thiệu, sử dụng cho các khóa bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 sau khi được nghiên cứu, thẩm định. Ngoài ra, Intel sẽ cấp miễn phí 100 bộ phần mềm “Mythware” dùng trên máy tính PC cho các tỉnh và các trường sư phạm tham gia Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, cung cấp 02 máy chủ cho 02 trường tham gia thí điểm và tặng máy tính cho gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp thí điểm
Một giải pháp khác, cũng để hỗ trợ giáo viên dạy ngoại ngữ sẽ được Intel phối hợp triển khai trong năm 2013 là nghiên cứu các mô hình học tập trực tuyến e-learning hiệu quả, giúp cho việc dạy - học tiếng Anh cả ở trường lẫn ở nhà. Nếu như từ trước tới nay, trong hệ thống giáo dục Việt Nam chưa có một mô hình dạy và học nào để cả giáo viên, học sinh và phụ huynh có thể tương tác với nhau, thì với mô hình e-learning của Intel, học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn khi vừa nghe, viết và thực hành trên máy tính.
Theo kinh nghiệm chia sẻ của ông John Davies, Tổng Giám đốc Chương trình Intel World Ahead toàn cầu, nếu chỉ được nghe giảng, học sinh sẽ chỉ tiếp thu được khoảng 10% kiến thức; nếu được nghe và viết lại thì lượng kiến thức tiếp nhận đạt 20%; nhưng với mô hình của Intel, các em có thể tiếp thu được tới 90% bài giảng, thầy cô cũng nắm rõ khả năng tiếp thu của từng em đến đâu để tăng cường rèn giũa hơn. Ngoài ra, các thầy cô còn có thể đưa bài giảng của mình và bài thực tập lên cổng thông tin của trường (school portal) để phụ huynh cùng xem, hướng dẫn và hỗ trợ con học tập. Chính sự tương tác nhiều phía ấy sẽ tạo nên sự hứng thú cho học sinh, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh.
|
Sau dự án này, hai bên kỳ vọng sẽ đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, đặc biệt trong một số lĩnh vực ưu tiên. Đến năm 2020, với sự hỗ trợ từ CNTT&TT, chương trình hợp tác sẽ góp phần giúp đa số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ, sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Không chỉ vậy, trong thời gian tới, Intel và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có kế hoạch hợp tác với đối tác là đại lý của Intel và Hội đồng Anh nhằm đưa việc học anh văn bằng công nghệ thông tin phổ cập tới cộng đồng, đặc biệt tới các tỉnh vùng sâu vùng xa. Hiện tại, việc tự học và rèn luyện tiếng anh ở nhà đã đơn giản hơn nhiều nhờ chương trình phần mềm do Intel và Hội đồng Anh xây dựng, dựa trên giáo trình hoc anh văn của Việt
Mời tham gia giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VnMedia |
Ý kiến bạn đọc