Robot bắn súng bằng hai tay tên Fedor (Final Experimental Demonstration Object Research, tạm dịch: Đối tượng nghiên cứu thử nghiệm cuối cùng) là robot được thiết kế dùng cho các nhiệm vụ không gian. Nó dự định được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2021 để thực hiện các nhiệm vụ được coi là quá nguy hiểm với phi hành gia trong môi trường vũ trụ.
Trong khi các nhà nghiên cứu lo ngại robot và AI sẽ hủy diệt nhân loại thì Nga lại huấn luyện cho robot hình người của mình bắn súng bằng hai tay với độ chính xác cực cao. |
Những hình ảnh giới thiệu về Fedor mới đây cho thấy, kỹ năng mới của robot hình người là bắn súng bằng cả hai tay với độ chính xác cực cao và điều này đang gây ra cuộc tranh cãi dữ dội giữa các nhà khoa học mối lo ngại về một cỗ máy giết người.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đảm bảo rằng, Nga không tạo ra một cỗ máy giết người giống như trong phim Terminator (Kẻ hủy diệt). Ông giải thích rằng, việc huấn luyện này giúp trau dồi cho trí thông minh nhân tạo (Al).
" Robot chiến đấu là chìa khóa để tạo ra những cỗ máy thông minh. Điều này áp dụng cho cả lĩnh vực hàng không và không gian”, Rogozin nói.
Ngoài bắn súng điêu luyện, Fedor cũng đã được đào tạo để thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như vặn một bóng đèn, vận hành một máy khoan và lái xe. Khả năng bắn súng mới của Fedor đã gây ra mối quan ngại về chuyện robot giết người vốn đang được bàn tán sôi nổi trong giới khoa học gần đây.
Bộ phim Terminator của James Cameron từng mang đến cho người xem một thế giới, nơi robot thông minh tìm cách tiêu diệt loài người. Tuy nhiên đó chỉ là hư cấu.
Nhưng trên thực tế, có nhiều lý do khiến các cá nhân kiệt xuất như Stephen Hawking, Elon Musk và Bill Gates bày tỏ lo ngại về việc trí thông minh nhân tạo có thể đe dọa sự tồn vong của nhân loại.
Bill Gates viết trên Reddit Ask Me Anything: "Tôi thuộc hội những người lo ngại trí thông minh siêu hạng. Đầu tiên, các máy sẽ làm rất nhiều công việc cho chúng ta và chúng không thuộc hàng siêu thông minh. Điều đó sẽ rất tích cực nếu chúng ta quản lý tốt. Nhưng một vài thập kỷ sau đó, trí thông minh nhân tạo đủ mạnh để thành mối bận tâm. Tôi đồng ý với Elon Musk và một số người khác về chuyện này”.
Trong khi mối lo ngại về việc robot có thể đe doạ đến nhân loại ngày càng gia tăng, một số cá nhân, công ty và nhóm đã tìm cách ngăn chặn AI xâm chiếm thế giới.
Các nhà phát triển thuộc bộ phận tình báo nhân tạo của Google, DeepMind và các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, đã hợp tác để phát triển một công cụ diệt trừ trí tuệ nhân tạo.
Nhóm chuyên gia nói rằng, một "nút dừng" là cần thiết để con người ngăn không cho AI làm những điều nguy hiểm. Họ cũng nghĩ rằng, AI nên được mã hoá để chúng không học được cách bỏ qua các hướng dẫn từ con người.
Việc phát triển robot và AI nhanh chóng khiến các nhà nghiên cứu, tổ chức, cá nhân ra sức tìm cho ra cách ngăn chặn AI xâm chiếm thế giới. |
Các nhà nghiên cứu làm việc về robot và AI cũng đã đưa ra yêu cầu cấm sử dụng vũ khí tự vận hành (có thể lựa chọn và tham gia chiến đánh mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người).
Liên Hợp Quốc cũng đã bắt đầu hành động khi 123 quốc gia bỏ phiếu để bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức về sự nguy hiểm của robot giết người tại Convention on Certain Conventional Weapons ở Geneva vào năm ngoái.
Stephen Goose, đồng chủ tịch Tổ chức Chiến dịch Stop Killer Robots, cho biết: "Về bản chất, họ quyết định chuyển từ giai đoạn đối thoại tới giai đoạn hành động với mong đợi sẽ tạo ra kết quả cụ thể".
Các cá nhân có khả năng tài chính như tỉ phú Musk, người đã công khai bày tỏ mối lo ngại về tiềm năng của AI, cũng đã quyên góp tiền để nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo.
Theo Kiến thức
Ý kiến bạn đọc