Tuy nhiên, khi từng manh mối được lật mở, người đàn ông mang danh kẻ sát nhân ấy lại có một bộ mặt hoàn toàn khác. Joe gặp Virgil, đồng đội của Carl, người đã chứng kiến những hành động anh hùng của Carl và khẳng định ông không thể là kẻ giết người. Sau đó, Joe phát hiện một chi tiết lạ lùng từ tấm ảnh cũ về hiện trường vụ án, điều đã bị bỏ qua tại phiên tòa. Thế nhưng, nếu Carl không giết Crystal, tại sao ông không bao giờ nói rằng mình vô tội? Điều gì đã xảy ra với ông tại Việt Nam? Phải chăng kẻ giết người thực sự vẫn đang nhởn nhơ, sống tự do ngoài kia?
(VnMedia) -
"Cuộc sống tự chôn vùi" đoạt giải “Tiểu thuyết trinh thám xuất sắc nhất” của giải Rosebud và được đề cử là “Tiểu thuyết đầu tay xuất sắc nhất” của năm giải khác, bao gồm cả giải thưởng uy tín Edgar sẽ là cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn với độc giả Việt Nam.
Joe Talbert, chàng sinh viên đại học Minnesota đang thực hiện bài tập viết tiểu sử về một người lạ được giao trên lớp. Khi thời hạn cận kề mà không tìm được ai để phỏng vấn, Joe quyết định đến viện dưỡng lão Hillview Manor. Tại đây, cậu gặp Carl Iverson, một cựu chiến binh Việt Nam đang sống những ngày cuối đời cùng căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ông được tha bổng sau 30 năm ngồi tù vì tội cưỡng hiếp và giết chết cô bé 14 tuổi, Crystal Hagen. Khi bắt đầu, Joe lo sợ cho bài viết của mình: “Tôi đến Hillview để tìm kiếm một người lính, nhưng thay vì thế, tôi lại tìm thấy một kẻ sát nhân”.
Joe trở thành một thám tử nghiệp dư, cùng với sự trợ giúp của Lila, cô gái hàng xóm xinh đẹp nhưng lạnh lùng. Bên cạnh đó, mẹ Joe bị ngồi tù vì lái xe trong tình trạng say rượu, buộc Joe phải chăm sóc đứa em trai mắc bệnh tự kỉ. Cùng lúc với công cuộc truy tìm manh mối ngày càng nguy hiểm, Joe bị kìm kẹp giữa hai sự lựa chọn đại học hay gia đình. Liệu Joe có thể tìm ra sự thật trước khi mọi thứ quá muộn?
Tuy là cuốn tiểu thuyết đầu tay, Allen Eskens không viết “Cuộc sống tự chôn vùi” như một người mới vào nghề, mà biến nó thành tác phẩm đáng đọc, chinh phục những độc giả khó tính. Dường như đây là một sự kết hợp của “Sự im lặng của bầy cừu” và “Tokyo hoàng đạo án”. Bên cạnh đó, đoạn mật mã trong truyện gợi người đọc liên tưởng đến “Mật mã Da Vinci”.
Ý kiến bạn đọc