Uy lực chống hạm của Triều Tiên đáng gờm đến mức nào?

21:01, 16/09/2017
|

Không chỉ sở hữu công nghệ tên lửa ICBM tiên tiến, Triều Tiên còn tự trang bị cho mình kho tên lửa chống hạm cực lớn, khiến mọi kẻ thù phải e dè.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, Bình Nhưỡng không chỉ sở hữu kho tên lửa đạn đạo liên lục địa cực khủng mà nước này còn tự trang bị cho mình các dòng tên lửa đối hạm tiên tiến cho phép bảo vệ Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ trên biển. Số lượng tên lửa chống hạm của nước này có thể lên đến hàng ngàn đơn vị và đang được hiện đại hóa theo từng năm. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, Bình Nhưỡng không chỉ sở hữu kho tên lửa đạn đạo liên lục địa cực khủng mà nước này còn tự trang bị cho mình các dòng tên lửa đối hạm tiên tiến cho phép bảo vệ Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ trên biển. Số lượng tên lửa chống hạm của nước này có thể lên đến hàng ngàn đơn vị và đang được hiện đại hóa theo từng năm. Nguồn ảnh: KCNA.

Theo kienthuc.net.vn

Nói về tên lửa chống hạm Triều Tiên không thể không nói đến cái tên KN-09, một biến thể của tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga, dĩ nhiên Moscow không bao giờ bán Kh-35 cho Bình Nhưỡng mà nước này có thể đã tiếp cận được Kh-35 từ thị trường vũ khí chợ đen. Từ đó họ cho ra đời KN-09 đây cũng là dòng tên lửa chống hạm mạnh nhất của Triều Tiên hiện nay. Nguồn ảnh: Chinanews.
Nói về tên lửa chống hạm Triều Tiên không thể không nói đến cái tên KN-09, một biến thể của tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga, dĩ nhiên Moscow không bao giờ bán Kh-35 cho Bình Nhưỡng mà nước này có thể đã tiếp cận được Kh-35 từ thị trường vũ khí chợ đen. Từ đó họ cho ra đời KN-09 đây cũng là dòng tên lửa chống hạm mạnh nhất của Triều Tiên hiện nay. Nguồn ảnh: Chinanews.

 

Những hình ảnh đầu tiên về tên lửa KN-09 của Triều Tiên xuất hiện là vào năm 2014 - 2015 khi nước này thử nghiệm nó trên lớp tàu cao tốc mang tên lửa lớp Nongo, trong giai đoạn đó KN-09 đã được hoàn thiện về mặt thiết kế. Đến tháng 4 năm nay Triều Tiên tiếp tục giới thiệu một biến thể khác của mẫu tên lửa này là KN-19 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển sử dụng KN-09 là nền tảng chính. Nguồn ảnh: archive.is.
Những hình ảnh đầu tiên về tên lửa KN-09 của Triều Tiên xuất hiện là vào năm 2014 - 2015 khi nước này thử nghiệm nó trên lớp tàu cao tốc mang tên lửa lớp Nongo, trong giai đoạn đó KN-09 đã được hoàn thiện về mặt thiết kế. Đến tháng 4 năm nay Triều Tiên tiếp tục giới thiệu một biến thể khác của mẫu tên lửa này là KN-19 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển sử dụng KN-09 là nền tảng chính. Nguồn ảnh: archive.is.

 

Như vậy cơ bản Triều Tiên đã có thể triển khai được tên lửa chống hạm KN-09 trên hai nền tảng chính gồm trên hạm và trên mặt đất. Đây sẽ là lực lượng phòng thủ bờ biển đáng gớm của Triều Tiên trong tương lai gần. Đó là chưa kể việc Triều Tiên vẫn đang tiếp tục phát triển loại tên lửa chống hạm này. Nguồn ảnh: The Street Journal.
Như vậy cơ bản Triều Tiên đã có thể triển khai được tên lửa chống hạm KN-09 trên hai nền tảng chính gồm trên hạm và trên mặt đất. Đây sẽ là lực lượng phòng thủ bờ biển đáng gớm của Triều Tiên trong tương lai gần. Đó là chưa kể việc Triều Tiên vẫn đang tiếp tục phát triển loại tên lửa chống hạm này. Nguồn ảnh: The Street Journal.

 

Về sức mạnh của KN-09, nó có trọng lượng từ 500–600 kg, với vận tốc bay Mach 0,8 và được trang bị đầu đạn 145 kg. Thông số này là dựa trên bản tiêu chuẩn của Kh-35 tuy nhiên đối với công nghệ tên lửa của Triều Tiên họ hoàn toàn có thể cải tiến KN-09 trên nên mạnh hơn. Với Kh-35 tầm bắn tối đa của nó có thể lên đến 300km, còn KN-09 nhiều khả năng sẽ có tầm bắn tương đương hoặc xấp xỉ 200km. Nguồn ảnh: The Chosun Ilbo.
Về sức mạnh của KN-09, nó có trọng lượng từ 500–600 kg, với vận tốc bay Mach 0,8 và được trang bị đầu đạn 145 kg. Thông số này là dựa trên bản tiêu chuẩn của Kh-35 tuy nhiên đối với công nghệ tên lửa của Triều Tiên họ hoàn toàn có thể cải tiến KN-09 trên nên mạnh hơn. Với Kh-35 tầm bắn tối đa của nó có thể lên đến 300km, còn KN-09 nhiều khả năng sẽ có tầm bắn tương đương hoặc xấp xỉ 200km. Nguồn ảnh: The Chosun Ilbo.

 

Bên cạnh KN-09, trong những năm trước đó Triều Tiên cũng tích cực tiếp cận công nghệ tên lửa chống hạm C-602 biến thể xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-62 do Trungg Quốc chế tạo. Bản chất của C-602 là một mẫu tên lửa hành trình chống hạm được triển khai từ các tổ hợp phóng trên biển hoặc trên bờ với khả năng tấn công được nhiều loại mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên cho tới hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Triều Tiên sở hữu C-602. Nguồn ảnh: Zhenguan Studio.
Bên cạnh KN-09, trong những năm trước đó Triều Tiên cũng tích cực tiếp cận công nghệ tên lửa chống hạm C-602 biến thể xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-62 do Trungg Quốc chế tạo. Bản chất của C-602 là một mẫu tên lửa hành trình chống hạm được triển khai từ các tổ hợp phóng trên biển hoặc trên bờ với khả năng tấn công được nhiều loại mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên cho tới hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Triều Tiên sở hữu C-602. Nguồn ảnh: Zhenguan Studio.

 

C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, tầm bắn 280km, có trọng lượng nặng tới 1,22 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km để khóa mục tiêu chính xác ở cự ly 30km. Ảnh: Zhenguan Studio
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, tầm bắn 280km, có trọng lượng nặng tới 1,22 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km để khóa mục tiêu chính xác ở cự ly 30km. Ảnh: Zhenguan Studio

 

Dù sở hữu KN-09 hay C-602, thì dòng tên lửa chống hạm chủ lực của Triều Tiên vẫn là các tên lửa KN-01 và KN-02 các biến thể được phát triển từ tên lửa chống hạm P-15 của Liên Xô trước đây. Được Triều Tiên cơ giới hóa thành các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển thay vì chỉ triển khai trên tàu chiến. Nguồn Ảnh: Missilethreatcsis.org
Dù sở hữu KN-09 hay C-602, thì dòng tên lửa chống hạm chủ lực của Triều Tiên vẫn là các tên lửa KN-01 và KN-02 các biến thể được phát triển từ tên lửa chống hạm P-15 của Liên Xô trước đây. Được Triều Tiên cơ giới hóa thành các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển thay vì chỉ triển khai trên tàu chiến. Nguồn Ảnh: Missilethreatcsis.org

 

Bản thân các dòng tên lửa KN-01 của Triều Tiên có thông số không mấy rõ ràng nhưng dựa trên nguyên mẫu của P-15 ta có thể dự đoán được tầm bắn của nó vào khoảng 100km -130km hoặc có thể hơn. Các tên lửa này có thể mang theo đầu đạn nặng đến 500kg với khả năng thực hiện hành trình bay ở tốc độ cận âm gần Mach 1. Nguồn ảnh: NK News.
Bản thân các dòng tên lửa KN-01 của Triều Tiên có thông số không mấy rõ ràng nhưng dựa trên nguyên mẫu của P-15 ta có thể dự đoán được tầm bắn của nó vào khoảng 100km -130km hoặc có thể hơn. Các tên lửa này có thể mang theo đầu đạn nặng đến 500kg với khả năng thực hiện hành trình bay ở tốc độ cận âm gần Mach 1. Nguồn ảnh: NK News.

 

Một mẫu tên lửa chống hạm khác nhiều khả năng được Triều Tiên có được từ Trung Quốc là tên lửa chống hạm C-802 biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, thậm chí C-802 còn phổ biến tới mức Bình Nhưỡng có thể mua nó ở bất kỳ đâu trên thị trường chợ đen mà không cần qua Trung Quốc. Nguồn ảnh: Defense Media.
Một mẫu tên lửa chống hạm khác nhiều khả năng được Triều Tiên có được từ Trung Quốc là tên lửa chống hạm C-802 biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, thậm chí C-802 còn phổ biến tới mức Bình Nhưỡng có thể mua nó ở bất kỳ đâu trên thị trường chợ đen mà không cần qua Trung Quốc. Nguồn ảnh: Defense Media.

 

Loại tên lửa này có hệ thống điều khiển hiện đại, có khả năng hành trình theo điều kiện địa hình hoặc hạ độ cao xuống còn từ 10 – 20m tùy thuộc vào độ cao sóng biển. Khi còn cách mục tiêu vài km, độ cao bay của tên lửa có thể chỉ là 3 - 5m. Khoảng cách phóng của tên lửa này cách mục tiêu từ 100 - 120km. Nguồn ảnh: Military Edge.
Loại tên lửa này có hệ thống điều khiển hiện đại, có khả năng hành trình theo điều kiện địa hình hoặc hạ độ cao xuống còn từ 10 – 20m tùy thuộc vào độ cao sóng biển. Khi còn cách mục tiêu vài km, độ cao bay của tên lửa có thể chỉ là 3 - 5m. Khoảng cách phóng của tên lửa này cách mục tiêu từ 100 - 120km. Nguồn ảnh: Military Edge.

 

Cái tên cuối cùng trong kho tên lửa chống hạm Triều Tiên là C-801, tiền thân của tên lửa chống hạm C-802 cũng do Trung Quốc chế tạo. Tuy nhiên C-801 là biến thể tên lửa chống hạm hạng nhẹ có tầm bắn hơn 40km. Tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar đơn xung chủ động. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa bay ở độ cao 20 - 30m, khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa hạ xuống độ cao 5 - 7m. Tên lửa tấn công tiêu diệt tàu mục tiêu ở độ cao sát mặt biển. Ảnh: Defensemedianetwork.com
Cái tên cuối cùng trong kho tên lửa chống hạm Triều Tiên là C-801, tiền thân của tên lửa chống hạm C-802 cũng do Trung Quốc chế tạo. Tuy nhiên C-801 là biến thể tên lửa chống hạm hạng nhẹ có tầm bắn hơn 40km. Tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar đơn xung chủ động. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa bay ở độ cao 20 - 30m, khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa hạ xuống độ cao 5 - 7m. Tên lửa tấn công tiêu diệt tàu mục tiêu ở độ cao sát mặt biển. Ảnh: Defensemedianetwork.com

 


Ý kiến bạn đọc