Những thành phố ngập lụt như cơm bữa trên thế giới

09:52, 18/07/2017
|

Sự bùng nổ dân số khiến cơ sở hạ tầng không theo kịp là một trong những nguyên nhân chính làm cho nhiều thành phố lớn trên thế giới thường xuyên chịu cảnh ngập lụt khi có mưa lớn. 

Buenos Aires, Argentina: Thành phố xinh đẹp này hứng chịu nhiều trận lụt khủng khiếp gây thiệt hại nặng nề cả về con người và vật chất. Gần đây nhất, trận lụt vào tháng tư khiến hàng trăm người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: The Bubble.
Buenos Aires, Argentina: Thành phố xinh đẹp này hứng chịu nhiều trận lụt khủng khiếp gây thiệt hại nặng nề cả về con người và vật chất. Gần đây nhất, trận lụt vào tháng tư khiến hàng trăm người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: The Bubble.

 

Nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước của thành phố hoạt động kém hiệu quả, biến đổi khí hậu, rác thải dân cư làm tắc nghẽn đường ống. Ảnh: Reuters.
Nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước của thành phố hoạt động kém hiệu quả, biến đổi khí hậu, rác thải dân cư làm tắc nghẽn đường ống. Ảnh: Reuters.

 

Bangkok, Thái Lan: Vào mùa mưa diễn ra từ tháng 4-10, Bangkok thường có nhiều trận lụt lớn nhỏ, gây khó khăn cho sinh hoạt và các hoạt động du lịch. Ảnh: CNN.
Bangkok, Thái Lan: Vào mùa mưa diễn ra từ tháng 4-10, Bangkok thường có nhiều trận lụt lớn nhỏ, gây khó khăn cho sinh hoạt và các hoạt động du lịch. Ảnh: CNN.

 

Cuối tháng 5, mưa lớn kéo dài khiến thủ đô Bangkok và một số khu vực lân cận chìm sâu trong nước. Ảnh: Taninkam.
Cuối tháng 5, mưa lớn kéo dài khiến thủ đô Bangkok và một số khu vực lân cận chìm sâu trong nước. Ảnh: Taninkam.

 

Venice, Italy: Hiện tượng
Venice, Italy: Hiện tượng "acqua alta" (nước dâng cao) thường diễn ra ở Venice vào mùa đông, do sự kết hợp của triều cường, gió nam thổi mạnh và hoạt động của đợt sóng biển dài seiche. Ảnh: IBTimes.

 

Các khu vực thấp của thành phố như quảng trường St. Mark có nước dâng khá cao, đôi khi lên tới 1,4 m. Tuy nhiên, điều này chỉ gây đôi chút bất tiện, thậm chí còn khiến nhiều du khách thích thú. Ảnh: Business Insider.
Các khu vực thấp của thành phố như quảng trường St. Mark có nước dâng khá cao, đôi khi lên tới 1,4 m. Tuy nhiên, điều này chỉ gây đôi chút bất tiện, thậm chí còn khiến nhiều du khách thích thú. Ảnh: Business Insider.

 

Thành phố Parma, Ohio, Mỹ: Người dân ở Parma đã quá quen với cảnh nước tràn lên nhà mỗi khi có mưa lớn hay dông bão. Nhiều gia đình còn đầu tư hẳn hệ thống thoát nước bão nhưng vẫn không có tác dụng. Ảnh: Servproparmasevenhills.
Thành phố Parma, Ohio, Mỹ: Người dân ở Parma đã quá quen với cảnh nước tràn lên nhà mỗi khi có mưa lớn hay dông bão. Nhiều gia đình còn đầu tư hẳn hệ thống thoát nước bão nhưng vẫn không có tác dụng. Ảnh: Servproparmasevenhills.

 

Người dân Parma đã hai lần kiện thành phố trong sáu năm qua, với lý do chính quyền không vận hành và bảo trì được hệ thống thoát nước, gây ngập lụt. Tuy nhiên, thành phố đổ lỗi cho thời tiết khắc nghiệt chứ không phải đường ống. Ảnh: Wews.
Người dân Parma đã hai lần kiện thành phố trong sáu năm qua, với lý do chính quyền không vận hành và bảo trì được hệ thống thoát nước, gây ngập lụt. Tuy nhiên, thành phố đổ lỗi cho thời tiết khắc nghiệt chứ không phải đường ống. Ảnh: Wews.

 

Chennai, Ấn Độ: Lượng mưa lớn, các cửa sông bị thu hẹp, khu dân cư lấn ra bờ sông, đường thoát nước tự nhiên tắc nghẽn và thiếu hệ thống cảnh báo lũ lụt khiến thành phố này rơi vào cảnh nước ngập ngang người. Ảnh: CNN.
Chennai, Ấn Độ: Lượng mưa lớn, các cửa sông bị thu hẹp, khu dân cư lấn ra bờ sông, đường thoát nước tự nhiên tắc nghẽn và thiếu hệ thống cảnh báo lũ lụt khiến thành phố này rơi vào cảnh nước ngập ngang người. Ảnh: CNN.

 

Manama, Bahrain: Thủ đô Manama của Bahrain thường xuyên chịu cảnh ngập úng do nằm ở vị trí thấp. Ảnh: Middle East Eye.
Manama, Bahrain: Thủ đô Manama của Bahrain thường xuyên chịu cảnh ngập úng do nằm ở vị trí thấp. Ảnh: Middle East Eye.

 

Manila, Philippines: Với mật độ dân số dày đặc, thủ đô của Philippines không có đủ hệ thống đường ống để thoát nước khi mưa lớn. Ảnh: CNN.
Manila, Philippines: Với mật độ dân số dày đặc, thủ đô của Philippines không có đủ hệ thống đường ống để thoát nước khi mưa lớn. Ảnh: CNN.

 

Điều này gây ra tình trạng ngập lụt, khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn và dịch bệnh dễ lan tràn. Ảnh: IBTimes.
Điều này gây ra tình trạng ngập lụt, khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn và dịch bệnh dễ lan tràn. Ảnh: IBTimes.

 Theo Tri thức trực tuyến

 


Ý kiến bạn đọc