Những công nghệ lớn nhưng "chết yểu" trong lịch sử

08:18, 16/05/2017
|

(VnMedia) - Nhiều công nghệ ra đời với kỳ vọng mang lại không chỉ danh tiếng mà còn cả tiền bạc cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, chỉ vì những lý do rất hy hữu mà chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, không những không mang lại doanh thu mà còn khiến “cha đẻ” của chúng bị phá sản.

Sinclair C5 – thất bại vì bất tiện: ra đời vào năm 1985, chiếc xe này có thể đi một quãng đường tối đa là 35km, vừa đủ để đi quanh thành phố, và việc đỗ xe rất dễ dàng. Giá thành của xe cũng rất rẻ, vào thời đó chỉ có 399 bảng Anh, và chủ sở hữu cũng không cần bằng lái xe, giấy phép đăng ký xe và bảo hiểm để lái trên đường. Về lý thuyết, nó là chiếc xe hoàn hảo dùng để đi trong thành phố đối với những người cần tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm thất bại. Một trong những điểm bất tiện của xe là nếu bạn muốn lái C5 lên dốc, bạn phải dùng bàn đạp của xe giống như một chiếc xe đạp. Xe không có mái che nên vào mùa đông sẽ rất bất tiện, cộng thêm việc thiết kế của xe không thật sự thoải mái đối với tất cả mọi người. Hơn nữa, chiếc xe có gầm rất thấp với mặt đường, khiến cho người lái có cảm giác sợ hãi khi đi trên những con đường đông xe cộ. Chiếc xe này cũng khiến cha đẻ của nó – ông Sinclair và công ty Sinclair Vehicles phá sản.
Sinclair C5 – thất bại vì bất tiện: ra đời vào năm 1985, chiếc xe này có thể đi một quãng đường tối đa là 35km, vừa đủ để đi quanh thành phố, và việc đỗ xe rất dễ dàng. Giá thành của xe cũng rất rẻ, vào thời đó chỉ có 399 bảng Anh, và chủ sở hữu cũng không cần bằng lái xe, giấy phép đăng ký xe và bảo hiểm để lái trên đường. Về lý thuyết, nó là chiếc xe hoàn hảo dùng để đi trong thành phố đối với những người cần tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm thất bại. Một trong những điểm bất tiện của xe là nếu bạn muốn lái C5 lên dốc, bạn phải dùng bàn đạp của xe giống như một chiếc xe đạp. Xe không có mái che nên vào mùa đông sẽ rất bất tiện, cộng thêm việc thiết kế của xe không thật sự thoải mái đối với tất cả mọi người. Hơn nữa, chiếc xe có gầm rất thấp với mặt đường, khiến cho người lái có cảm giác sợ hãi khi đi trên những con đường đông xe cộ. Chiếc xe này cũng khiến cha đẻ của nó – ông Sinclair và công ty Sinclair Vehicles phá sản.
Sega Dreamcast - Thất bại cay đắng của lịch sử ngành game: Sở hữu cấu hình tương đối khủng vào thời bấy giờ như chip đồ họa PowerVR của VideoLogic, CPU SuperH SH4 200MHz, 16MB RAM và thậm chí là cả modem kết nối internet để chơi mạng. Vào thời bấy giờ, với cấu hình như vậy, Dreamcast xứng đáng là một trong số những cỗ máy chơi game với cấu hình mạnh nhất những năm 1998, 1999, thời điểm cỗ máy ra mắt. Trong thời gian đầu, Dreamcast đã chứng tỏ mình là một trong những hệ máy thành công nhất trong lịch sử của Sega với hơn 300.000 máy đã được đặt trước chỉ tính riêng tại thị trường Mĩ và 500.000 máy đã được tiêu thụ trong hai tuần đầu tiên (tính cả 225.132 máy bán hết veo trong 24 giờ đầu tiên; kỷ lục được ghi nhận trong lịch sử công nghiệp game). Trên thực tế, do tình hình bán chạy trong điều kiện khả năng đáp ứng hạn chế, Sega không thể thỏa mãn các đơn đặt hàng. Các đối thủ đã nắm được điểm yếu này và cho ra đời những cỗ máy mạnh mẽ hơn gấp bội, khiến giấc mơ của Sega tan vỡ.
Sega Dreamcast - Thất bại cay đắng của lịch sử ngành game: Sở hữu cấu hình tương đối khủng vào thời bấy giờ như chip đồ họa PowerVR của VideoLogic, CPU SuperH SH4 200MHz, 16MB RAM và thậm chí là cả modem kết nối internet để chơi mạng. Vào thời bấy giờ, với cấu hình như vậy, Dreamcast xứng đáng là một trong số những cỗ máy chơi game với cấu hình mạnh nhất những năm 1998, 1999, thời điểm cỗ máy ra mắt. Trong thời gian đầu, Dreamcast đã chứng tỏ mình là một trong những hệ máy thành công nhất trong lịch sử của Sega với hơn 300.000 máy đã được đặt trước chỉ tính riêng tại thị trường Mĩ và 500.000 máy đã được tiêu thụ trong hai tuần đầu tiên (tính cả 225.132 máy bán hết veo trong 24 giờ đầu tiên; kỷ lục được ghi nhận trong lịch sử công nghiệp game). Trên thực tế, do tình hình bán chạy trong điều kiện khả năng đáp ứng hạn chế, Sega không thể thỏa mãn các đơn đặt hàng. Các đối thủ đã nắm được điểm yếu này và cho ra đời những cỗ máy mạnh mẽ hơn gấp bội, khiến giấc mơ của Sega tan vỡ.
Nintendo Wii U – sai lầm trong quảng cáo: Luật bất thành văn giữa các hãng sản xuất máy chơi game console: Luôn đặt tên máy với tên hãng sản xuất, cộng với một cái tên đặc trưng của máy. Với máy Wii, Nintendo ngừng sử dụng tên hãng của mình làm chủ đạo đặt tên cho các sản phẩm. chính Nintendo cũng đã quảng cáo Wii U với tâm điểm là tay cầm điều khiển kiểu máy tính bảng rất đặc biệt nhưng nó lại càng làm người dùng lầm tưởng rằng chính tay cầm đó lại là Wii U - một tay cầm điều khiển mới cho máy Wii cũ. Một tay cầm phụ cho máy Wii với giá ngất ngưỡng 300 USD thì lại quá giới hạn hầu bao của họ. Lỗi lầm marketing này đã giết chết Wii U.
Nintendo Wii U – sai lầm trong quảng cáo: Luật bất thành văn giữa các hãng sản xuất máy chơi game console: Luôn đặt tên máy với tên hãng sản xuất, cộng với một cái tên đặc trưng của máy. Với máy Wii, Nintendo ngừng sử dụng tên hãng của mình làm chủ đạo đặt tên cho các sản phẩm. chính Nintendo cũng đã quảng cáo Wii U với tâm điểm là tay cầm điều khiển kiểu máy tính bảng rất đặc biệt nhưng nó lại càng làm người dùng lầm tưởng rằng chính tay cầm đó lại là Wii U - một tay cầm điều khiển mới cho máy Wii cũ. Một tay cầm phụ cho máy Wii với giá ngất ngưỡng 300 USD thì lại quá giới hạn hầu bao của họ. Lỗi lầm marketing này đã giết chết Wii U.
Google Glass – trông như là dụng cụ y tế: Theo ý kiến của số đông người dùng, Google Glass trông cũng không hấp dẫn cho lắm. Dù Google đã cố gắng bù đắp cho thiếu hụt này bằng cách sử dụng gọng kính chất lượng nhà thiết kế, trông chiếc kính vẫn giống như một dụng cụ y tế. Tuy nhiên, 03 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Google Glass là giá đắt (giá bán ban đầu là 1.500 USD); gây lo ngại về vấn đề riêng tư (đối phương cảm thấy như bị theo dõi); thất bại trong bài kiểm tra về thời trang (giống như một thiết bị y tế hơn là môt chiếc kính thời trang).
Google Glass – trông như là dụng cụ y tế: Theo ý kiến của số đông người dùng, Google Glass trông cũng không hấp dẫn cho lắm. Dù Google đã cố gắng bù đắp cho thiếu hụt này bằng cách sử dụng gọng kính chất lượng nhà thiết kế, trông chiếc kính vẫn giống như một dụng cụ y tế. Tuy nhiên, 03 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Google Glass là giá đắt (giá bán ban đầu là 1.500 USD); gây lo ngại về vấn đề riêng tư (đối phương cảm thấy như bị theo dõi); thất bại trong bài kiểm tra về thời trang (giống như một thiết bị y tế hơn là môt chiếc kính thời trang).
Vista - Chiến binh mang số phận hẩm hiu: Từng được coi là con át chủ bài của Microsoft và thay thế Windows XP, Thế nhưng phiên bản được o bế, tung hô ngút trời này đã gặp phải sự lạnh nhạt khó hiểu của người sử dụng Một trong những lý do chính dẫn tới thất bại của Windows Vista là đòi hỏi phần cứng. Trong điều kiện nhiều người dùng vẫn còn làm việc với Pentium 4 thì Vista đòi hỏi phải có chip lõi kép, RAM tốc độ cao (dung lượng từ 2GB trở lên). Sự thay đổi CPU khiến phần lớn cá nhân e ngại. 70% doanh nghiệp Mỹ từ chối không nâng cấp lên Windows Vista. Còn người dùng các nhân, nếu muốn sử dụng Vista thì phải nâng cấp phần cứng và bỏ tiền ra mua bản quyền phần mềm. Còn rất nhiều những rào cản khác nữa, khiến phần mềm này bị “chết yểu”.
Vista - Chiến binh mang số phận hẩm hiu: Từng được coi là con át chủ bài của Microsoft và thay thế Windows XP, Thế nhưng phiên bản được o bế, tung hô ngút trời này đã gặp phải sự lạnh nhạt khó hiểu của người sử dụng Một trong những lý do chính dẫn tới thất bại của Windows Vista là đòi hỏi phần cứng. Trong điều kiện nhiều người dùng vẫn còn làm việc với Pentium 4 thì Vista đòi hỏi phải có chip lõi kép, RAM tốc độ cao (dung lượng từ 2GB trở lên). Sự thay đổi CPU khiến phần lớn cá nhân e ngại. 70% doanh nghiệp Mỹ từ chối không nâng cấp lên Windows Vista. Còn người dùng các nhân, nếu muốn sử dụng Vista thì phải nâng cấp phần cứng và bỏ tiền ra mua bản quyền phần mềm. Còn rất nhiều những rào cản khác nữa, khiến phần mềm này bị “chết yểu”.
Google Plus – ra đời chậm chân so với Facebook: Vấn đề chính của Google Plus đó là mạng xã hội này được thiết kế quá giống Facebook cộng với việc xuất hiện trên thị trường quá muộn nên mạng xã hội của Google đã không được nhiều người quan tâm.Google Plus có lẽ sẽ trở về với đúng trọng tâm thực tế của nó: người dùng sẽ dùng mạng xã hội này để chia sẻ tin tức, bình luận về những chủ đề mà họ cùng quan tâm như nhiếp ảnh, ôtô điện hay khoa học vũ trụ.
Google Plus – ra đời chậm chân so với Facebook: Vấn đề chính của Google Plus đó là mạng xã hội này được thiết kế quá giống Facebook cộng với việc xuất hiện trên thị trường quá muộn nên mạng xã hội của Google đã không được nhiều người quan tâm.Google Plus có lẽ sẽ trở về với đúng trọng tâm thực tế của nó: người dùng sẽ dùng mạng xã hội này để chia sẻ tin tức, bình luận về những chủ đề mà họ cùng quan tâm như nhiếp ảnh, ôtô điện hay khoa học vũ trụ.
Segway – phát minh tồi tệ: Segway PT (viết tắt của Segway Personal Transporter - Xe cá nhân Segway), thường được gọi tắt là Segway là một phương tiện giao thông cá nhân có hai bánh, hoạt động trên cơ chế tự cân bằng do Dean Kamen phát minh. Với thiết kế nhỏ gọn (trọng lượng từ 47,7 đến 54,4 kg), được trang bị động cơ điện với 5 con quay hồi chuyển cực nhỏ và 2 gia tốc kế nhằm giúp kiểm soát tốc độ, xe có thể nhận biết được sự thay đổi của địa vật và vị trí đứng của người điều khiển. Tuy nhiên, tạp chí Time đã bình chọn đây là 1 trong 50 phát minh tồi tệ nhất trong lịch sử, thậm chí ở nhiều nước người ta còn cấm loại xe này lưu hành trên đường phố vì không an toàn.
Segway – phát minh tồi tệ: Segway PT (viết tắt của Segway Personal Transporter - Xe cá nhân Segway), thường được gọi tắt là Segway là một phương tiện giao thông cá nhân có hai bánh, hoạt động trên cơ chế tự cân bằng do Dean Kamen phát minh. Với thiết kế nhỏ gọn (trọng lượng từ 47,7 đến 54,4 kg), được trang bị động cơ điện với 5 con quay hồi chuyển cực nhỏ và 2 gia tốc kế nhằm giúp kiểm soát tốc độ, xe có thể nhận biết được sự thay đổi của địa vật và vị trí đứng của người điều khiển. Tuy nhiên, tạp chí Time đã bình chọn đây là 1 trong 50 phát minh tồi tệ nhất trong lịch sử, thậm chí ở nhiều nước người ta còn cấm loại xe này lưu hành trên đường phố vì không an toàn.
Virtual Boy – Mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn: là những gì người ta miêu tả về Virtual Boy, hơn thế nữa thiết bị chơi game từ Nintendo này chỉ hỗ trợ vài trò chơi trong toàn bộ quãng thời gian nó xuất hiện. Với giá thành 180 USD vào năm 1995, Virtual Boy bị khai tử chỉ một năm sau đó.
Virtual Boy – Mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn: là những gì người ta miêu tả về Virtual Boy, hơn thế nữa thiết bị chơi game từ Nintendo này chỉ hỗ trợ vài trò chơi trong toàn bộ quãng thời gian nó xuất hiện. Với giá thành 180 USD vào năm 1995, Virtual Boy bị khai tử chỉ một năm sau đó.
N-Gage - sự tiếc nuối lớn nhất của người hâm mộ Nokia: thiết kế của sản phẩm cùng các trò chơi đi kèm không hề tệ, thế nhưng ra mắt cùng thời điểm với hàng loạt thiết bị chơi game từ Nintendo, Nokia không
N-Gage - sự tiếc nuối lớn nhất của người hâm mộ Nokia: thiết kế của sản phẩm cùng các trò chơi đi kèm không hề tệ, thế nhưng ra mắt cùng thời điểm với hàng loạt thiết bị chơi game từ Nintendo, Nokia không "có cửa" với một hãng sản xuất thiết bị chơi game lớn như Nintendo. Ra mắt vào năm 2003 và nhanh chóng lụi tàn vì nhiều lý do khác nhau, N-Gage bán được khoảng 5.000 thiết bị trong 2 tuần đầu tiên sau đó dần dần biến mất.
Zune Media Player – bắt chước nhưng không thành công : Năm 2006, sản phẩm máy nghe nhạc iPod của Apple đã bán ra với một số lượng lớn và Microsoft cũng muốn được như vậy. Tuy nhiên, Zune là sự bắt đầu của một loạt các thất bại mà nhà sản xuất đã vấp phải trong thiết kế. Chiếc máy nghe nhạc này là một đề nghị thực sự thú vị, với chất lượng xây dựng tuyệt vời và một giao diện đẹp nhưng nó là một cơn ác mộng để sử dụng khi kết nối với một máy tính, nó rất tốn kém và cuối cùng nó không đi kèm với bộ nhớ đủ lớn.
Zune Media Player – bắt chước nhưng không thành công : Năm 2006, sản phẩm máy nghe nhạc iPod của Apple đã bán ra với một số lượng lớn và Microsoft cũng muốn được như vậy. Tuy nhiên, Zune là sự bắt đầu của một loạt các thất bại mà nhà sản xuất đã vấp phải trong thiết kế. Chiếc máy nghe nhạc này là một đề nghị thực sự thú vị, với chất lượng xây dựng tuyệt vời và một giao diện đẹp nhưng nó là một cơn ác mộng để sử dụng khi kết nối với một máy tính, nó rất tốn kém và cuối cùng nó không đi kèm với bộ nhớ đủ lớn.
DeLorean - siêu xe đình đám gục ngã: Chiếc DMC-12 của DeLorean thực sự không đủ nhanh để có thể gọi là siêu xe, tuy nhiên ông ấy đã cố gắng để có mẫu xe quyến rũ, đáng mong ước nhất của riêng mình. Nhưng công ty Bắc Ireland không lâu sau đó phá sản, mẫu xe cũng không còn được duy trì.
DeLorean - siêu xe đình đám gục ngã: Chiếc DMC-12 của DeLorean thực sự không đủ nhanh để có thể gọi là siêu xe, tuy nhiên ông ấy đã cố gắng để có mẫu xe quyến rũ, đáng mong ước nhất của riêng mình. Nhưng công ty Bắc Ireland không lâu sau đó phá sản, mẫu xe cũng không còn được duy trì.
Newton PDA – vào tay nhà sản xuất hàng đầu nhưng vẫn không thành công: Đây là mẫu PDA đươc ra mắt năm 1987. Mặc dù nó đã thất bại thảm hại, mẫu máy này vẫn được Apple duy trì sản xuất trong suốt 11 năm. Lý do của sự thất bại là do chiếc PDA Newton có quá ít chức năng cũng như bút stylus quá tệ.
Newton PDA - vào tay nhà sản xuất hàng đầu nhưng vẫn không thành công: Đây là mẫu PDA đươc ra mắt năm 1987. Mặc dù nó đã thất bại thảm hại, mẫu máy này vẫn được Apple duy trì sản xuất trong suốt 11 năm. Lý do của sự thất bại là do chiếc PDA Newton có quá ít chức năng cũng như bút stylus quá tệ.

Hoàng Thanh (tổng hợp)
 


Ý kiến bạn đọc