Im lặng bất thường ngày đại lễ, Triều Tiên sắp có bước đi mới ?

10:48, 26/04/2017
|

(VnMedia) - Trái với mọi lời dự đoán, ngày hôm qua (25/5) – ngày đại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã không có vụ thử hạt nhân hay phóng tên lửa nào diễn ra. Sự “im lặng” một cách bất thường như vậy của Bình Nhưỡng khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng chính quyền của ông Kim Jong Un đã chùn bước trước những động thái quân sự cứng rắn và lời cảnh báo nghiêm khắc của các nước Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ngày hôm qua (25/4) khi cả thế giới dường như nín thở theo dõi nhất cử nhất động của Triều Tiên trong bối cảnh tin đồn rộ lên về việc nước này sẽ thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6 hoặc ít nhất cũng tiến hành các vụ phóng tên lửa đạn đạo, thì đã không có bất kỳ động thái quân sự nào như trên nào xảy ra. Tất cả những gì người ta có thế chứng kiến là những cuộc mít tinh có sự tham gia đông đảo của người dân Triều Tiên và những màn biểu diễn nghệ thuật quần chúng – đặc điểm nổi bật trong mọi ngày lễ lớn của đất nước Triều Tiên.

Thậm chí, người ta cũng không thấy bóng dáng của Chủ tịch Kim Jong Un xuất hiện trong bất kỳ sự kiện công khai nào. Không rõ ông Kim Jong Un kỷ niệm ngày lễ lớn hôm qua theo cách nào.

Tàu ngầm USS Michigan của Mỹ xuất hiện ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đúng dịp đại lễ của Triều Tiên
Tàu ngầm USS Michigan của Mỹ xuất hiện ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đúng dịp đại lễ của Triều Tiên
Tàu ngầm này sẽ gia nhập vào nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson để tiến hành một cuộc tập trận phô trương sức mạnh quân sự vào cuối tuần này
Tàu ngầm này sẽ gia nhập vào nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson để tiến hành một cuộc tập trận phô trương sức mạnh quân sự vào cuối tuần này
Cuộc tập trận là nhằm để phát đi thông điệp răn đe đối với Bình Nhưỡng
Cuộc tập trận là nhằm để phát đi thông điệp răn đe đối với Bình Nhưỡng
Cùng với sự hiện diện của các vũ khí tối tân của Mỹ, giới chức hàng đầu của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua cũng có cuộc họp bàn về vấn đề Triều Tiên
Cùng với sự hiện diện của các vũ khí tối tân của Mỹ, giới chức hàng đầu của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua cũng có cuộc họp bàn về vấn đề Triều Tiên
Một loạt hành động của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể là lý do khiến Triều Tiên giảm mức độ khiêu khích. Bức ảnh trên là màn khoe vũ khí trong lễ diễu binh hôm 15/4 vừa rồi
Một loạt hành động trên của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể là lý do khiến Triều Tiên giảm mức độ khiêu khích. Bức ảnh trên là màn khoe vũ khí trong lễ diễu binh hôm 15/4 vừa rồi
Màn diễu binh hoành tráng hôm 15/4. Ngày hôm qua (25/4), không có bất kỳ màn khoe diễn vũ khí nào của Triều Tiên
Màn diễu binh hoành tráng hôm 15/4. Ngày hôm qua (25/4), không có bất kỳ màn khoe diễn vũ khí nào của Triều Tiên
Triều Tiên sở hữu quân đội hùng hậu hàng đầu thế giới và thường có truyền thống phô trương sức mạnh quân sự trong những ngày lễ quan trọng của đất nước
Triều Tiên sở hữu quân đội hùng hậu hàng đầu thế giới và thường có truyền thống phô trương sức mạnh quân sự trong những ngày lễ quan trọng của đất nước
Hình ảnh hôm 15/4
Hình ảnh hôm 15/4 trong lễ kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành
Trong lễ diễu binh ngày 15/4
Trong lễ diễu binh ngày 15/4
Ngày hôm qua, không có vụ thử hạt nhân hay phóng tên lửa mới, không có lễ diễu binh nhưng có một cuộc tập trận pháo binh lớn
Ngày hôm qua, không có vụ thử hạt nhân hay phóng tên lửa mới, không có lễ diễu binh nhưng có một cuộc tập trận pháo binh lớn

Bình Nhưỡng vốn có truyền thống kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước bằng cách phô diễn sức mạnh quân sự của họ, cụ thể là những màn diễu binh hoành tráng, thử hạt nhân hay phóng tên lửa. Mới đây nhất, hôm 15/4, để kỷ niệm 105 ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã phóng đi một quả tên lửa.

Chính vì thế, trước ngày 25/4, tin đồn rộ lên về việc Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu hoặc phóng tên lửa trong dịp này. Tin đồn này không phải là không có cơ sở khi trong thời gian qua, người ta phát hiện một loạt hành động chuẩn bị ở khu thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Giới chuyên gia tin rằng, một vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên sắp xảy ra và dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội Triều Tiên sẽ là cơ hội thích hợp.

Tuy nhiên, mọi việc đi ngược lại với dự đoán. Không có vụ thử hạt nhân hay tên lửa nào xảy ra, khiến thế giới thở phào nhẹ nhõm. Tình hình căng thẳng bán đảo Triều Tiên rõ ràng đã được hạ nhiệt đi ít nhiều sau khi leo thang liên tục trong những ngày qua.

Câu hỏi được đặt ra liệu có phải sự “im lặng” bất thường của Triều Tiên trong ngày đại lễ hôm qua có phải là do nước này đã chùn bước sau một loạt những bước đi quân sự cứng rắn và rất nhiều lời cảnh báo, đe dọa từ các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bình Nhưỡng được tin là không muốn đẩy tình hình vượt quá sự kiểm soát. Nước này chỉ muốn gây sự chú ý và muốn thể hiện sức mạnh quân sự để buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và thay đổi chính sách đối với họ.

Washington đã thể hiện một lập trường quyết liệt và cứng rắn với Triều Tiên. Ngày hôm qua, Mỹ đã điều tàu ngầm hạt nhân thiện chiến USS Michigan đến để tham gia tập trận cùng với nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson. Sự hiện diện của một loạt vũ khí tối tân của Mỹ ngay sát nách Triều Tiên có lẽ đã khiến Bình Nhưỡng lo ngại, đặc biệt là sau khi Tổng thống Donald Trump thẳng tay ra lệnh cho quân đội dội mưa tên lửa vào Syria. Thêm vào đó, quân đội Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều thể hiện sự sẵn sàng vào cuộc nếu Bình Nhưỡng có bất kỳ hành động khiêu khích nào. Đây có thể là lý do khiến Triều Tiên không muốn làm căng hơn nữa.

Tuy nhiên, Triều Tiên cũng không bỏ qua sự kiện ngày hôm qua để phát đi thông điệp cảnh báo với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Quân đội Triều Tiên chiều qua đã tiến hành một cuộc tập trận pháo binh rầm rộ với hơn 300 trọng pháo dàn hàng nã đạn mù mịt.

Giới chức ở Bình Nhưỡng liên tiếp tuyên bố, họ sẵn sàng tham gia vào một cuộc chiến tranh với Mỹ, kể cả chiến tranh hạt nhân.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc