"Đột kích" nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ ở TP.HCM

19:49, 18/04/2017
|

Tất bật, hối hả là những gì đang diễn ra dưới lòng đất giữa trung tâm Sài Gòn trong những ngày này, hàng trăm kỹ sư, công nhân khẩn trương lắp ráp các bộ phận của robot TBM chuẩn bị đào hầm thông hai nhà ga.

Tuyến metro số 1 là tuyến metro đầu tiên ở TPHCM đào đường hầm lớn nhất Việt Nam khi có đường kính 6.79m
Tuyến metro số 1 là tuyến metro đầu tiên ở TPHCM đào đường hầm lớn nhất Việt Nam khi có đường kính 6.79m
Tại nhà ga Ba Son sẽ được lắp đặt robot TBM đào hầm với chiều dài 781m kết nối từ nhà ga Ba Son về Nhà hát TPHCM
Tại nhà ga Ba Son sẽ được lắp đặt robot TBM đào hầm với chiều dài 781m kết nối từ nhà ga Ba Son về Nhà hát TPHCM
 Robot TBM được sản xuất từ Nhật Bản và chuyển về Việt Nam vào tháng 1/2017
Robot TBM được sản xuất từ Nhật Bản và chuyển về Việt Nam vào tháng 1/2017
“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ ở TPHCM  ảnh 6
Dự kiến con robot TBM này sẽ khoan 12m đường hầm/ngày, sau khi khoang được 1.2m sẽ lắp đặt 6 tấm bê tông làm vách hầm xong mới khoan tiếp
Dự kiến con robot TBM này sẽ khoan 12m đường hầm/ngày, sau khi khoang được 1.2m sẽ lắp đặt 6 tấm bê tông làm vách hầm xong mới khoan tiếp
Robot TBM sẽ khoan một đường hầm từ nhà ga Ba Son về đến Nhà hát TPHCM, sau đó sẽ khoan tiếp đường hầm thứ hai
Robot TBM sẽ khoan một đường hầm từ nhà ga Ba Son về đến Nhà hát TPHCM, sau đó sẽ khoan tiếp đường hầm thứ hai
Kỹ sư Hoàng Anh Thứ  (nhà thầu liên danh Shimizu Meada) cho biết, đến ngày 19/5 này, robot TBM sẽ chính thức khoan hầm
Kỹ sư Hoàng Anh Thứ (nhà thầu liên danh Shimizu Meada) cho biết, đến ngày 19/5 này, robot TBM sẽ chính thức khoan hầm
Phần mũi khoan của robot TBM đã được lắp đặt xong
Phần mũi khoan của robot TBM đã được lắp đặt xong
Các bộ phận bên trong của robot TBM
Các bộ phận bên trong của robot TBM
Phần thân của robot TBM nhìn từ bên ngoài. Robot TBM nặng gần 300 tấn, dài 70m
Phần thân của robot TBM nhìn từ bên ngoài. Robot TBM nặng gần 300 tấn, dài 70m
“Đột kích” nơi lắp ráp robot đào hầm khổng lồ ở TPHCM  ảnh 18
 Công trường thi công tại ga Nhà hát TPHCM
Công trường thi công tại ga Nhà hát TPHCM
Công trường thi công tại nhà ga Ba Son nhìn từ trên cao
Công trường thi công tại nhà ga Ba Son nhìn từ trên cao
 

Robot TBM có tổng chiều dài 70m và nặng 300 tấn. Trong đó đầu máy khoan chính dài 12,5m, phần còn lại là buồng máy, buồng điều khiển, buồng cung cấp vữa xi măng... Robot TBM được sản xuất từ Nhật và được chuyển về Việt Nam vào tháng 1-2017.

Robot TBM sẽ khoan 12m đường hầm/ngày. Sau khi khoan được 1,2m sẽ lắp đặt 6 tấm bê tông làm vách hầm xong mới khoan tiếp.

Dự kiến khi khoan xong một đường hầm từ Ba Son về đến ga Nhà hát TP, robot sẽ được tháo rời và đưa trở lại nhà máy Ba Son lắp ráp để khoan đường hầm thứ hai.

Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, robot TBM sẽ khoan thử để điều chỉnh máy và sẽ chính thức khoan đường hầm metro trong lòng đất vào giữa tháng 5/2017.      

Công trình thi công xây dựng đoạn ngầm từ Nhà hát TP.HCM đến ga Ba Son thuộc gói thầu số 1b do liên danh nhà thầu Shimizu-Meada (Nhật) thi công. Theo kế hoạch, toàn bộ 5 gói thầu ở dự án metro số 1 có tổng mức đầu tư khoảng 54.000 tỉ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2020.

Theo TienphongOnline


Ý kiến bạn đọc