NATO bất ngờ tung "đòn" quân sự khiến Nga "toát mồ hôi hột"

08:44, 07/03/2017
|

(VnMedia) - 8.000 quân NATO vừa được triển khai đến khu vực Finnmark, phía bắc Na-uy để tham gia vào một loạt cuộc diễn tập quân sự chung. Khu vực tập trận chỉ cách biên giới Nga khoảng từ 160 đến 300km và là nơi có thể trở thành bàn đạp cho một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Nga. Chính vì thế, cuộc tập trận này là một “đòn” quân sự khiến Nga không khỏi giật mình lo ngại.

Cuộc tập trận Joint Viking 2017 được khai hỏa từ ngày hôm qua (6/3) với sự tham gia của các lực lượng quân sự đến từ Anh, Mỹ và Na-uy. Đợt diễn tập này sẽ kéo dài đến ngày 15/3. Theo website của Lực lượng Vũ trang Na-uy, mục tiêu chủ yếu của các cuộc tập trận là rèn luyện năng lực quản lý khủng hoảng và phòng thủ.

Trong tổng số 8.000 quân tham gia tập trận có 700 binh sĩ đến từ Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, Lục quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh. Các binh sĩ này sẽ hòa nhập vào các đơn vị của quân đội Na-uy. Lực lượng Anh và Mỹ đã tham gia vào các cuộc diễn tập chuẩn bị để làm quen với thời tiết khác nghiệt ở đất nước Na-uy.

Trong suốt quá trình diễn ra cuộc tập trận, máy bay không người lái sẽ bị cấm đi vào không phận trong khu vực.

“Các Lực lượng Vũ trang sẽ có nhiều hoạt động trên không với chiến đấu cơ, trực thăng và máy bay vận tải. Để đảm bảo an toàn trên không, chúng tôi đã áp dụng lệnh cấm máy bay không người lái”, phát ngôn viên quân đội Na-uy – ông Ivar Moen cho biết.

NATO lại kéo quân rầm rập đến tập trận sát nách Nga
NATO lại kéo quân rầm rập đến tập trận sát nách Nga

 

8.000 binh sĩ NATO sẽ
8.000 binh sĩ NATO sẽ "dương oai, diễu võ" ngay trước mắt Nga

 

Các binh sĩ của Anh và Mỹ sẽ được làm quen với môi trường khắc nghiệt của Na-uy
Các binh sĩ của Anh và Mỹ sẽ được làm quen với môi trường khắc nghiệt của Na-uy

 

Khu vực tập trận lần này của NATO là rất nhạy cảm
Khu vực tập trận lần này của NATO là rất nhạy cảm

 

Bởi Na-uy được xem là khu vực có thể là bàn đạp tấn công nhanh chóng vào Nga
Bởi Na-uy được xem là khu vực có thể là bàn đạp tấn công nhanh chóng vào Nga

 

Chính vì thế, cuộc tập trận lần này của NATO chắc chắn sẽ khiến Nga tức giận và lo ngại
Chính vì thế, cuộc tập trận lần này của NATO chắc chắn sẽ khiến Nga tức giận và lo ngại

 

Mối quan hệ Nga-NATO tiếp tục căng thẳng
Mối quan hệ Nga-NATO tiếp tục căng thẳng

Trong các lần trước đây, cuộc tập trận Joint Viking được tổ chức ở Hordaland năm 2013, ở Tromso năm 2014, ở Finnmark năm 2015 và ở Trøndelag năm 2016. Cuộc tập trận ở Finnmark luôn được xem là một hành động khiêu khích đối với Nga và Moscow đã từng đáp trả bằng một cuộc tập trận uy mô lớn ở bán đảo Kola.

Tuy nhiên, năm nay, Moscow đã thông báo về kế hoạch tập trận trước NATO, ông Moen nói.

Hồi tháng Một đầu năm nay, 300 lính thủy đánh bộ của Mỹ đến từ Doanh trại Lejeune, Bắc Carolina, đã được triển khai đến Na-uy. Cả Na-uy và Mỹ đều bác bỏ thông tin cho rằng, hoạt động triển khai trên là để khiêu khích Nga như một phần của chiến dịch quy mô lớn hơn nhằm chống lại cái mà họ miêu tả là “mối đe dọa xâm lược từ Nga” ở Châu Âu.

Là một thành viên sáng lập của NATO, Na-uy cam kết không cho quân nước ngoài vào nước này nhằm trấn an Moscow bởi Na-uy có thể là bàn đạp cho một cuộc tấn công chớp nhoáng bất ngờ vào Nga. Trong nhiều thập kỷ qua, quốc gia Scandinavia này chỉ cho phép binh sĩ của các nước đồng minh vào lãnh thổ của họ vì mục đích đào tạo, huấn luyện.

Na-uy bác bỏ quan điểm cho rằng, hoạt động triển khai của các lực lượng Anh, Mỹ đến nước họ lần này đi ngược lại cam kết của họ. Na-uy nhấn mạnh, quân Mỹ sẽ được triển khai luân phiên thay vì cố định ở lãnh thổ của họ. NATO cũng thường xuyên đưa ra lập luận tương tự cho các hoạt động triển khai lực lượng quân sự rầm rộ ở Đông Âu trong thời gian vừa qua.

Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. Những bước đi trên của NATO vấp phải phản ứng mạnh mẽ và dữ dội của Nga. Moscow cũng tiến hành nhiều biện pháp quân sự để đáp trả và đối phó.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc