Những hình ảnh phản cảm tại mùa lễ hội đầu năm

08:57, 07/02/2017
|

Cướp lộc, bỏ số tiền không nhỏ ra mua đồ vật cũ kỹ nhưng được cho là sẽ may mắn trong năm... là những hình ảnh xấu xí mùa lễ hội đang liên tiếp tái diễn nhiều năm qua. 

Trảy hội chùa Hương (Hà Nội) là một nét đẹp văn hóa du lịch nhiều năm nay. Tuy nhiên, chỉ một hành động có dấu hiệu mê tín dị đoan cũng làm cho lễ hội này trở nên xấu xí trong mắt nhiều người. Tại ngày khai hội hôm mùng 6 tháng Giêng âm lịch, một nhà sư phát lộc chùa là những chiếc vòng chỉ đỏ có gắn ngọc in chìm tượng phật bên trong bằng cách ném xuống. Hàng trăm người đã nhao nhao vào giành giật tạo nên hình ảnh khá phản cảm. Ảnh: Tiến Tuấn.
Trảy hội chùa Hương (Hà Nội) là một nét đẹp văn hóa du lịch nhiều năm nay. Tuy nhiên, chỉ một hành động có dấu hiệu mê tín dị đoan cũng làm cho lễ hội này trở nên xấu xí trong mắt nhiều người. Tại ngày khai hội hôm mùng 6 tháng Giêng âm lịch, một nhà sư phát lộc chùa là những chiếc vòng chỉ đỏ có gắn ngọc in chìm tượng phật bên trong bằng cách ném xuống. Hàng trăm người đã nhao nhao vào giành giật tạo nên hình ảnh khá phản cảm. Ảnh: Tiến Tuấn.

Hội “Đúc Bụt” tại miếu Bà - thờ công chúa Ngọc Kinh hôm 4/2 tại thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) với trò cướp chiếu. Tương truyền, người nào cướp được chiếu, gia đình đó sẽ sinh được con trai nên hàng trăm thanh niên thi nhau giành giật dù chỉ được từng sợi cói, với hy vọng sẽ có được nhiều may mắn trong năm. Ảnh: Lê Hiếu.
Hội “Đúc Bụt” tại miếu Bà - thờ công chúa Ngọc Kinh hôm 4/2 tại thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) với trò cướp chiếu. Tương truyền, người nào cướp được chiếu, gia đình đó sẽ sinh được con trai nên hàng trăm thanh niên thi nhau giành giật dù chỉ được từng sợi cói, với hy vọng sẽ có được nhiều may mắn trong năm. Ảnh: Lê Hiếu.

Lễ hội đền Gióng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nổi bật là màn rước hoa tre (làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu) tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may. Tuy nhiên, khi chưa kịp phát, nhiều người lao vào cướp để lấy lộc đầu năm tạo nên hình ảnh không đẹp trong mắt du khách tham dự lễ hội. Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ hội đền Gióng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nổi bật là màn rước hoa tre (làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu) tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may. Tuy nhiên, khi chưa kịp phát, nhiều người lao vào cướp để lấy lộc đầu năm tạo nên hình ảnh không đẹp trong mắt du khách tham dự lễ hội. Ảnh: Lê Hiếu.

Nhiều lễ hội dù ở cấp làng xã hay cấp tỉnh đều xuất hiện cảnh thiếu văn minh xảy ra. Tại lễ hội làng Hiền Quan (huyện Tam Nông, Phú Thọ) thường xuyên xảy ra tình trạng tranh cướp đến mức ẩu đả. Để giành được quả phết may mắn, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng giẫm đạp, dọa nạt thậm chí có người đổ máu. Ảnh: Tiến Tuấn. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).
Nhiều lễ hội dù ở cấp làng xã hay cấp tỉnh đều xuất hiện cảnh thiếu văn minh xảy ra. Tại lễ hội làng Hiền Quan (huyện Tam Nông, Phú Thọ) thường xuyên xảy ra tình trạng tranh cướp đến mức ẩu đả. Để giành được quả phết may mắn, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng giẫm đạp, dọa nạt thậm chí có người đổ máu. Ảnh: Tiến Tuấn. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).

Hội làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) truyền thống diễn ra vào mùng 6/2 âm lịch hàng năm. Sau lễ tế và rước Thành hoàng làng vào đình, hàng trăm trai tráng tập trung về đình tại xóm Ràng để cùng nhau tranh tài cướp bông. Lợi dụng trò này, nhiều thanh niên trèo lên đầu người khác dùng chân đạp đối phương một cách bạo lực để tìm cách giành phần thắng cho mình. Ảnh: Lê Hiếu. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).
Hội làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) truyền thống diễn ra vào mùng 6/2 âm lịch hàng năm. Sau lễ tế và rước Thành hoàng làng vào đình, hàng trăm trai tráng tập trung về đình tại xóm Ràng để cùng nhau tranh tài cướp bông. Lợi dụng trò này, nhiều thanh niên trèo lên đầu người khác dùng chân đạp đối phương một cách bạo lực để tìm cách giành phần thắng cho mình. Ảnh: Lê Hiếu. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).

Ngày 2/2 (mùng 6 Tết), nhiều hình ảnh không đẹp xuất hiện trong lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) khi dòng người chen chúc nhét tiền, xoa tay tượng phật để cầu may, tài lộc. Hàng trăm du khách bon chen chới với để xoa tiền lên phần chân bức tượng phật. Trẻ em còn chưa hiểu gì cũng bị người lớn cho làm quen với những hành vi thiếu văn minh này. Ảnh: Lê Hiếu.
Ngày 2/2 (mùng 6 Tết), nhiều hình ảnh không đẹp xuất hiện trong lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) khi dòng người chen chúc nhét tiền, xoa tay tượng phật để cầu may, tài lộc. Hàng trăm du khách bon chen chới với để xoa tiền lên phần chân bức tượng phật. Trẻ em còn chưa hiểu gì cũng bị người lớn cho làm quen với những hành vi thiếu văn minh này. Ảnh: Lê Hiếu.

Khai ấn Đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội có nhiều hành vi phản cảm của du khách nhất. Mặc dù ban tổ chức lễ hội luôn phòng ngừa mọi tình huống không đẹp có thể xảy ra nhưng người tham dự đêm khai ấn vẫn không đi trật tự theo hàng lối mà trèo rào, nhảy bổ vào trong cướp lộc lấy may. Ảnh: Lê Hiếu. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).
Khai ấn Đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội có nhiều hành vi phản cảm của du khách nhất. Mặc dù ban tổ chức lễ hội luôn phòng ngừa mọi tình huống không đẹp có thể xảy ra nhưng người tham dự đêm khai ấn vẫn không đi trật tự theo hàng lối mà trèo rào, nhảy bổ vào trong cướp lộc lấy may. Ảnh: Lê Hiếu. (Ảnh chụp tại lễ hội năm Bính Thân).

Sau nhiều tranh cãi, lễ hội chém lợn Ném Thượng (Bắc Ninh) đã tiến hành quây rạp kín để khai đao bên trong. Mặc dù du khách không được chứng kiến tận mắt nhưng thủ tục này vẫn bị cho là dã man cần phải loại bỏ. Còn dân làng thì vẫn muốn níu kéo nghi lễ truyền thống từ hàng trăm năm qua. Ảnh: Quỳnh Trang.
Sau nhiều tranh cãi, lễ hội chém lợn Ném Thượng (Bắc Ninh) đã tiến hành quây rạp kín để khai đao bên trong. Mặc dù du khách không được chứng kiến tận mắt nhưng thủ tục này vẫn bị cho là dã man cần phải loại bỏ. Còn dân làng thì vẫn muốn níu kéo nghi lễ truyền thống từ hàng trăm năm qua. Ảnh: Quỳnh Trang.

Không phải dạng lễ hội có sự xuất hiện của sự cuồng tín nhưng lễ hội chùa Phượng Vũ, Thái Bình (hay còn gọi là chùa Múa) được cho là kỳ dị. Nổi bật trong đó là màn trai tráng ngâm mình dưới nước 5 giờ để rước kiệu. Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, tiết mục này kỳ dị:
Không phải dạng lễ hội có sự xuất hiện của sự cuồng tín nhưng lễ hội chùa Phượng Vũ, Thái Bình (hay còn gọi là chùa Múa) được cho là kỳ dị. Nổi bật trong đó là màn trai tráng ngâm mình dưới nước 5 giờ để rước kiệu. Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, tiết mục này kỳ dị: "Sao không khiêng kiệu trên cạn mà phải lội xuống ao trời lạnh cho cực nhọc, da người tím tái môi thâm". Ảnh: Quỳnh Trang.

 Theo Tri thức trực tuyến

 


Ý kiến bạn đọc