Một số thực phẩm có hình dạng và kết cấu khiến trẻ bị hóc thức ăn. Khi cho trẻ ăn những đồ dưới đây cần hết sức lưu ý.
Trẻ em ở tuổi nào cũng có thể bị hóc thức ăn nhưng nguy cơ hóc ở trẻ dưới 5 tuổi – đặc biệt là dưới 3 tuổi – cao hơn rất nhiều. |
(Theo Kiến thức.net.vn)
Đồ ăn nhỏ nhưng cứng như các loại quả hạch, hạt to (hạt bí, hạt hướng dương), hoa quả sấy khô cứng, cà rốt sống, táo, những đồ ăn dễ bị vỡ thành những mảnh nhỏ cứng như bim bim, cốm, bỏng ngô chưa nổ…đều có thể bị tắc trong đường hô hấp của trẻ. Đây là những đồ ăn cứng khiến trẻ không cắn vỡ được thành miếng nhỏ để có thể nhai nuốt an toàn. |
Những đồ ăn có dạng hình tròn như quả nho, cà chua bi, các loại quả mọng, nho khô, nho không hạt, hoa quả có hột hoặc hạt to, kẹo…Vì trẻ không có khả năng nhai các loại quả tròn, kẹo dai hoặc dính nên tuyệt đối không cho trẻ dưới 3 tuổi ăn những đồ ăn này. Để giảm nguy cơ bị nghẹn hóc cần cắt nhỏ hoa quả, ngâm nở nho khô cho mềm, tách bỏ hạt ra khỏi quả… |
Những đồ ăn có da hoặc có lá như thịt gà, xúc xích, mận, đào, táo, lê, cà chua…đều khó nhai và hoàn toàn có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ em. Để trẻ không bị hóc cần bỏ vỏ trước khi cho trẻ ăn, thái nhỏ, tách hạt, các loại rau như bắp cải hoặc cải bó xôi cần nấu cho mềm. |
Những đồ ăn chịu nén như xúc xích, thịt chín, bỏng ngô, kẹo cao su đều có thể bị ép khít trong cổ họng của trẻ và nằm nguyên ở đó không trôi xuống. Vì vậy trước khi cho trẻ ăn cần thái nhỏ hoặc nghiền nát, thịt cũng cần được nấu chín mềm và băm nhỏ. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 3 tuổi ăn bỏng ngô hoặc kẹo cao su, kẹo dẻo. |
Những thực phẩm có dạng bột nhão dày như socola, bơ đậu phộng cũng có thể tạo thành hình vừa khít với đường hô hấp của trẻ và nằm nguyên ở đó. Vì vậy nên hạn chế cho trẻ ăn, nếu có ăn thì cần phết đều. |
Những thực phẩm có xơ như cần tây, dứa sống, cải đại hoàng có chất xơ khiến trẻ không nhai được. Trước khi cho trẻ ăn nên thái nhỏ hoặc bỏ những xơ cứng đi |
(theo kienthuc.net)
Ý kiến bạn đọc