Những nguy hiểm rình rập người huyết áp thấp

06:33, 07/09/2015
|

(VnMedia) - Khi có những biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt, hay nổi cáu, mệt mỏi… rất nhiều người chủ quan cho đó là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, đó là những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Vậy huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm?

Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, đối tượng thường gặp nhiều ở phụ nữ với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 30 lần nam giới. Ở người trưởng thành, chỉ số huyết áp 120/80 mmHg được xem là bình thường, tuy nhiên khi chỉ số đó giảm xuống thấp hơn 90/60 mmHg, hoặc trong một số trường hợp chỉ số huyết áp vẫn đạt (120/80MMHG) nhưng lại có những biểu hiện luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… đi kèm trong thời gian dài thì đó là những biểu hiện đáng lưu tâm của bệnh huyết áp thấp.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam, Bệnh viện Việt Đức cho biết, việc phát hiện các triệu chứng như trên không khó. Thực tế hiện nay nhiều chị em tự ý sử dụng các thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn não để chữa bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do huyết áp thấp. Tuy nhiên tất cả các liệu pháp này đều không thể trị tận gốc căn nguyên sâu xa của chứng bệnh này.


Ảnh minh họa

Huyết áp thấp cũng có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa
.

Dấu hiệu bệnh huyết áp thấp

- Thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất…
- Làm việc khó tập trung và rất dễ nổi cáu với mọi người
- Cơ thể luôn có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mất ngủ
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
- Cơ thể bị vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
-Thở dốc khi đi cầu thang, làm việc nặng.

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Cuộc sống hiện đại, sự gia tăng những căng thẳng do áp lực công việc, sự ô nhiễm của môi trường…, bệnh huyết áp thấp ngày càng trở nên phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế. Cũng có thể do mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, lao…Tất cả những nguyên nhân đó gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Theo PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập bệnh viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Truyền dịch và máu cũng như các dung dịch thay thế máu là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân.

So với huyết áp cao, huyết áp thấp do không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch mão não, nghẹn tắc cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

N
goài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

Tình trạng hạ huyết áp mạn tính hay xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi… Do đó, nếu tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.

Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp
 
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, đối với người huyết áp thấp cần tạo thói quen như ăn mặn hơn bình thường, ăn đủ chất, có thể uống cafe…, tập thể dục thể thao: đều đặn, nhẹ nhàng đồng thời giữ tinh thần lạc quan là những bí quyết rất bổ ích dành cho bệnh nhân huyết áp thấp.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc