(VnMedia) - Ngày 30/12, tại buổi gặp mặt báo chí, Bộ Y tế cho biết: Bộ đã ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 ban hành Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
Theo đó, danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế gồm: 845 hoạt chất, 1.064 loại thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Đồng thời, Thông tư cũng loại 111 thuốc bị ngừng cấp số đăng ký lưu hành hoặc số đăng ký lưu hành hết hiệu lực để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả; bổ sung 37 thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với sự phát triển khoa học của công nghiệp dược; bổ sung dạng dùng 22 thuốc và mở rộng tuyến sử dụng 77 thuốc để tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp cận thuốc điều trị tại tuyến y tế cơ sở (như bệnh viện huyện, trạm y tế xã, phường); giảm bớt thời gian và chi phí đi lại cho người bệnh, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Phan Văn Toàn nhấn mạnh: Trong danh mục có 25 thuốc qui định tỷ lệ thanh toán là các thuốc có chi phí điều trị lớn, chủ yếu là thuốc điều trị ung thư.
Trong số 25 thuốc này thì đó có 5 thuốc bổ sung mới mà trước đây quỹ bảo hiểm y tế chưa thanh toán nay qui định tỷ lệ thanh toán là 50%; 11 thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục hiện nay quỹ bảo hiểm y tế đang thanh toán 50% theo qui định của Thông tư liên tịch số 09 ngày 14/8/2009 được đưa vào danh mục và vẫn giữa nguyên tỷ lệ thanh toán là 50%; 9 thuốc của danh mục thuốc tại Thông tư 31/2011/TT-BYT mà quỹ bảo hiểm y tế đang thanh toán 100% nay giảm tỷ lệ thanh toán xuống còn 50% (gồm: 4 thuốc điều trị ung thư và 5 thuốc điều trị các bệnh khớp, viêm gan C, giải độc, điều trị thiếu hụt hormon tăng trưởng)...
Bảo hiểm y tế cắt giảm chi trả một số thuốc điều trị ung thư.
|
Bệnh đang điều trị dở tiếp tục thanh toán luật cũ
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp, Bộ Y tế đã triển khai hướng dẫn cụ thể sẽ không áp dụng tỷ lệ thanh toán đối với một số đối tượng như người có công, trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh có thẻ BHYT vào viện trước ngày thông tư có hiệu lực trước ngày 1/1/2015 đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh thì được thực hiện theo mức thanh toán cũ cho đến khi người bệnh ra viện.
Riêng đối với bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng 4 thuốc Doxorubicin, Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib tại cơ sở khám, chữa bệnh trước thời điểm thông tư có hiệu lực thì tiếp tục được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo quy định cũ có đến hết đợt điều trị.
Ông Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Việt Nam cho biết việc đưa ra danh mục thuôc tân dược như trên khiến người bệnh lo lắng cũng là điều dễ hiểu nhưng ông Thảo cho biết nếu không căn cơ thì quỹ BHYT sẽ bị vỡ.
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có 125 nghìn người mắc mới bệnh ung thư chi phí điều trị 6000 tỷ cho điều trị ung thư, bệnh nhân suy thận có 15 ngàn chi 150 ngàn tỷ cho bệnh nhân suy thận. Trong thời gian tới, đối với bệnh nhân nhiễm HIV, viện trợ quốc tế giảm sẽ lấy chi từ BHYT. Các bệnh xã hội phong, lao ngân sách giảm sẽ chuyển sang BHYT, nên không căn cơ thì sử dụng quỹ sẽ không hiệu quả.
4 thuốc Doxorubicin, Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib
Trong 4 loại thuốc này thì Doxorubicin là hóa chất thông thường nhưng được bọc thêm nano để giảm tác dụng phụ, còn hiệu quả điều trị như các thuốc trong BHYT. Thế nhưng giá thành của nó lại rất đắt đỏ, hơn 5 triệu/lọ với liều điều trị 4 lọ/ngày. Thuốc Erlotinib, Gefitinib điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ vàSorafenib điều trị ung thư gan là những những thuốc điều trị đích. Cả 3 loại thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã thất bại với các phương pháp điều trị khác như hóa chất, xạ trị, phẫu thuật.
Giá các loại thuốc hiện nay cụ thể là thuốc Erlotinib có giá 1.337.420 đồng/viên, thuốcGefitinib có giá 1.199.076 đồng/viên, mỗi thứ 1 viên/ngày. Thuốc Sorafenib có giá gần 1 triệu/viên với liều 4 viên/ngày, chi phí điều trị sẽ khoảng 120 triệu đồng/tháng.
Ý kiến bạn đọc