(VnMedia) - Trái với những gì người ta thường nghĩ, một giấc ngủ đêm dài không có nghĩa bạn cảm thấy mình được nghỉ ngơi. Khi bạn ngủ quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu đi và thường bị đau nửa đầu. Vậy hiện tượng này được lí giải như thế nào ?
Sau một tuần dài làm việc chăm chỉ và căng thẳng, còn gì hạnh phúc hơn khi được ngủ bù 10, 11 hoặc thậm chí 12 giờ liền. Nhưng lúc thức dậy, bạn cảm thấy giấc ngủ đó có thực sự tốt cho bạn, liệu bạn đã nghỉ ngơi đúng cách ? Nếu bạn không muốn nhấc mình ra khỏi giường, mắt mệt mỏi và cơn đau nửa đầu xuất hiện một lúc thì đó là vì bạn đã ngủ quá nhiều! Trong tiếng anh người ta gọi đó là “sleep drunkenness”, hay có nghĩa là người ta quá say ngủ. Nhưng điều gì khiến bạn bị như vậy ?
Nhịp sinh học là gì ?
Khi bạn cố gắng vượt qua sự mệt mỏi bằng cách bạn ngủ quá nhiều, quá dài, bạn đang làm thay đổi nhịp điệu riêng của cơ thể, hay người ta còn gọi đó là nhịp sinh học. Nhịp sinh học được điều khiển bởi một nhóm các tế bào thần kinh, được gọi là hạt nhân suprachiasmatic, nằm ở vùng dưới đồi. Một phần của não bộ này tham gia vào nhiều chức năng cơ thể và hành vi, như đói, tái tạo năng lượng hoặc nhiệt.
Hoạt động của hàng ngàn tế bào thần kinh của nhân suprachiasmatic, nằm ở vùng dưới đồi suprachiasmatic hạt nhân, có liên quan đến ánh sáng được phát hiện bằng mắt của chúng ta. Khi các dây thần kinh quang học nắm bắt ánh sáng tự nhiên chiếu vào buổi sáng, các tế bào của vùng dưới đồi gửi tín hiệu hóa học đến phần còn lại của cơ thể để đánh thức cơ thể tỉnh dậy.
Ngủ quá nhiều sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học và sức khỏe của bạn
Khi bạn thức dậy sau một đêm “bình thường” (ngủ từ 7 đến 8 tiếng), nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên, bộ não của bạn hoạt động trở lại, các cơ quan của bạn cũng khởi động vv. Và sau một vài giờ, chức năng nhận thức và thể chất của bạn đạt đến mức tối ưu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngủ quá lâu ?
Ngay cả khi bạn thức dậy lúc 11h00 trưa sau khi bạn bắt đầu ngủ vào lúc nửa đêm, các tế bào của bạn cũng đã bắt đầu chu kỳ hàng ngày của chúng từ lúc 7h hoặc 8h sáng. Khi bạn ngủ quá nhiều, nhịp sinh học của bạn bị thay đổi hoàn toàn. Bạn cảm thấy mệt mỏi, như là trường hợp chênh lệch múi giờ (khi đi máy bay). Nhưng đó không phải là tất cả : ngoài trạng thái mệt mỏi bất thường, sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian dài.
Một số nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ cho giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học y Harvard đã phát hiện ra rằng khi ngủ quá nhiều, giống như ngủ không đủ giấc, có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, nhưng không dùng lại ở điều đó. Các nguy cơ tim mạch, bệnh tiểu đường típ 2 và thậm chí trầm cảm được phát hiện qua nghiên cứu. Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc những bệnh này nhiều hơn.
Lời khuyên dành cho giấc ngủ ngon
Trong một bài viết đăng trên blog của trường y khoa, tiến sĩ Howard Lewine đưa ra một số lời khuyên để tận dụng hết một đêm của bạn và giúp bạn thực sự được nghỉ ngơi sau khi giấc ngủ dài từ 7 hoặc 8 tiếng. Bạn nên bắt đầu bằng cách thiết lập một thói quen ngủ, như tắm, không quá nóng, ít nhất một giờ trước khi lên giường.
Tránh xem ti vi hoặc làm việc trên máy tính trên giường của bạn. Nếu bạn không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường, đi sang phòng khác, tìm cho mình một hoạt động thư giãn như đọc sách chẳng hạn. Nhưng đừng đặt đồng hồ báo thức của bạn muộn hơn thường lệ để ngủ bù khi bạn thức quá khuya. Nếu bạn có thể, hãy tập thể dục vào buổi sáng. Hãy tập một vài động tác thể dục vào buổi tối để thư giãn cơ bắp và tâm trí của bạn.
Đừng ngủ khi bạn cảm thấy đói hoặc ăn quá no. Nếu trước khi đi lên giường bạn có cảm giác hơi đói, hãy ăn nhẹ và chọn loại thức ăn mềm. Ngoài ra, tránh uống cà phê sau 2 giờ chiều. Hơn nữa, trái với những gì người ta vẫn nghĩ, rượu không giúp ích cho giấc ngủ của bạn. Tốt hơn là tránh uống rượu sau bữa tối.
Theo lẽ tự nhiên, giường của bạn càng thoải mái và phòng ngủ càng yên tĩnh, bạn càng ngủ ngon hơn. Cuối cùng, bạn không nên ngủ trưa quá dài trong ngày. Ngủ trưa từ 20 đến 30 phút vào đầu giờ chiều là hợp lí nhất.
Những rối loạn liên quan đến việc ngủ quá nhiều
Nếu tất cả những phương pháp này không hiệu quả và bạn vẫn không ngủ ít hơn 8 giờ, bạn hãy gặp bác sĩ để tư vấn. Đây có thể là biểu hiện của triệu chứng ngủ rũ, hoặc bệnh Gélineau, một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính đặc trưng gây ra do cơ thể quá mệt mỏi.
Căn bệnh này ngăn chặn cơ thể điều chỉnh mệt mỏi và làm cho bạn luôn luôn muốn ngủ nhiều hơn và nhiều hơn nữa, hoặc muốn ngủ vào những thời điểm không thích hợp. Chứng ngủ nhiều tự phát cũng có thể là một nguyên nhân. Căn bệnh hiếm gặp này được đặc trưng bởi cảm giác mệt mỏi thường xuyên. Giấc ngủ của những người bị bệnh này không có tác dụng phục hồi sức khỏe cho họ mặc dù họ ngủ rất tốt và giấc ngủ của họ kéo dài (thường là hơn 10 giờ mỗi đêm), và họ thức dậy vô cùng khó khăn.
Ý kiến bạn đọc