(VnMedia) - Tuổi của cha mẹ là một trong những yếu tố khiến trẻ có nguy cơ dễ mắc bệnh tự kỷ, theo một nghiên cứu khoa học Thụy Điển-Mỹ mới được công bố trên tạp chí chuyên ngành về dịch tễ học.
Những bà mẹ trên 30 tuổi sinh con, những đứa trẻ đó có nhiều nguy cơ mắc bệnh tự kỷ so với những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ trẻ hơn, theo nghiên cứu. Nguy cơ con bị mắc bệnh tự kỷ cao hơn nhiều nếu người mẹmang thai trên 30 tuổi.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Drexel (Philadelphia) và Viện Karolinska (Thụy Điển) đã cùng nhau tiến hành một nghiên cứu khoa học trên lứa gồm 417.303 trẻ bị và không bị khuyết tật trí tuệ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu "rộng rãi" về chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và nâng tuổi của cha mẹ tính theo thời điểm thụ thai.
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích mối liên hệ giữa tuổi của cha mẹ và nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ (ASD), đứa trẻ sinh ra mắc và không mắc chứng khuyết tật trí tuệ (ID).
Mới đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Indiana (miền Bắc nước Mỹ) và Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) đã nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực của tuổi cha đến nguy cơ con bịmắc bệnh tự kỷ và ví dụ rằng "một đứa trẻ sinh ra có bố 45 tuổi sẽ có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này cao gấp 3,5 lần và có khả năng mắc cao gấp 13 lần so với một đứa trẻ có bố 24 tuổi ".
Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định rằng, đối với nam giới, thụ thai một đứa trẻ có nguy cơ bị tự kỷ tùy thuộcđộ tuổi của họ. Nhưng chúng tôi cũng phát hiện ra rằng trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh này đối với những ông bố bà mẹ lớn tuổi, tuổi mẹ lớn hơn tuổi bố", Brian K. Lee, phó giáo sư Đại học Drexel và tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. Đối với người mẹ sinh con ở tuổi 30, nguy cơ này không cao.
Việny tế vànghiên cứu y khoaquốc gia Pháp (Inserm) ước tính rằng tại nước nàycó 100.000 người dưới 20 tuổi được chẩn đoán bị mắc chứng rối loạn phát triển lan tỏa (PDD) và 30.000 trong số đó mắc chứng tự kỷ từ bé.
Ý kiến bạn đọc