(VnMedia) - Chứng nhiều lông ở phụ nữ là sự mọc lông thái quá do ảnh hưởng của nội tiết tố nam (progestogen). Lông thường mọc nhiều ở mặt, ngực, quầng vú, đường trắng giữa phần trên lưng, nếp đùi bẹn và bộ phận sinh dục ngoài; Hoặc rậm lông thứ phát do tăng hoạt tính của progestogen.
Nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh nhiều lông. Ảnh minh họa.
Bạn nên hiểu rằng, sự phát triển lông chịu ảnh hưởng của hoóc môn progestogen trong cơ thể. Progestogen trong cơ thể nam giới tương đối nhiều, do vậy mà họ có râu, lông mày rậm, tay, chân, thậm chí cả ngực cũng có nhiều lông. Còn ở phụ nữ, do estogen trong cơ thể khá dồi dào, progestogen rất ít nên lông mày thanh mảnh, ngoài lông ở nách và ở âm hộ ra thì toàn thân dường như là không có lông.
Nếu nội tiết trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn, progestogen tiết ra nhiều thì sẽ có nhiều lông và lông tương đối dài, hình thành nên chứng nhiều lông.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp rậm lông tự phát, tăng prolactin trong máu; Dùng thuốc nội tiết kéo dài như trị liệu progestogen (nội tiết tố nam), steroid (K-cort, dexamethason, prednisolon...), thuốc tránh thai...
Các nhà sinh lý học đã phát hiện ra rằng, khi công năng nội tiết buồng trứng, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng bị tổn thương thì công năng của trung khu thần kinh điều khiển tuyến nội tiết sẽ bị mất thăng bằng gây nên chứng nhiều lông. Chứng bệnh này cũng có thể có yếu tố di truyền nhất định. Cũng có những người phụ nữ mắc bệnh này nhưng mức độ progestogen trong cơ thể ở mức bình thường, chỉ có mao nang của họ có sự mẫn cảm mang tính di truyền, làm cho các sợi lông trở nên thô.
Phụ nữ mắc chứng bệnh nhiều lông thường có ria mép tương đối sẫm, lông chân lông tay nhiều. Lông ở cơ quan sinh dục ở người phụ nữ có thể mọc lên cả vùng dưới rốn. Nếu người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, giọng nói khàn, âm đế phình to và những đặc trưng nam tính khác thì cần phải đi khám chuyên khoa nội tiết và phụ khoa xem có bị mắc bệnh về nội tiết, buồng trứng đa nang, u buồng trứng, u hoặc phì tuyến thượng thận hay không. Nếu có bệnh cần phải điều trì những bệnh đó thì chứng nhiều lông mới có thể được chữa khỏi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 99% số phụ nữ mắc chứng nhiều lông không có những bệnh tật gì liên quan đến toàn thân mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều người đã dùng các biện pháp như nhổ, cạo, cắt lông... như vậy chỉ có tác dụng làm sạch lông nhất thời mà không thể phá được mao nang ở dưới da, kết quả là càng nhổ lông thì lông càng nhiều, thậm chí còn gây viêm da.
Hiện nay thế giới có rất nhiều phương pháp triệt lông khác nhau, nhưng mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định, do vậy, bạn hãy chọn phương pháp nào cũng cần phải được sự hướng dẫn cụ thể của bác sỹ.
Ý kiến bạn đọc