Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn sau Tết

08:33, 15/02/2016
|

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất cho biết, biếng ăn hay gặp ở trẻ em, nhất là những cháu từ một tuổi đến hai tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, đặc biệt sau dịp lễ Tết, những đứa trẻ như thế càng trở nên biếng ăn hơn vì:

- Ngày Tết thời gian biểu có nhiều thay đổi, thực đơn của trẻ cũng khác, bé thức khuya, dậy sớm, lại hay ăn vặt với nhiều bánh kẹo, nước ngọt làm cho bụng luôn no ngang, không muốn ăn, dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn thật sự sau Tết.

Bên cạnh đó trẻ được ăn nhiều loại thực phẩm lặp lại trong những ngày Tết dễ làm các em ngán ngẩm không thể ăn tiếp, cứ đưa thức ăn đến là bé lắc đầu né tránh.

- Bệnh lý: Mùa đông xuân khí hậu ẩm thấp các bệnh hô hấp dễ bùng phát. Thức ăn ngày Tết nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, nôn ói...

Nhất là đối các bé sau một tuổi sức đề kháng từ sữa mẹ giảm, hệ miễn dịch trẻ đang phát triển làm bé dễ bị bệnh, biếng ăn, biếng chơi.

- Với những bé còn bú mẹ, thời điểm này mẹ nghỉ ở nhà nhưng bận rộn việc mua sắm, dọn dẹp, thăm viếng nên có thể cho bé bú theo thói quen, không theo giờ giấc, bú ngay trước bữa ăn.

Đặc biệt sau khi trẻ được một tuổi, sữa mẹ thường ít vừa không cung cấp đủ năng lượng vừa làm trẻ chỉ no hơi, đến bữa ăn chính không muốn ăn, dần dần các em dễ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng.

- Một số gia đình đi chơi nhiều, đi xa, sinh hoạt bị đảo lộn, làm trẻ mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

Hiểu được một số nguyên nhân trên, cha mẹ sẽ biết cách khắc phục tình trạng biếng ăn, giúp trẻ khỏe mạnh ăn uống ngon miệng, mau lớn và thông minh hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những thực phẩm nên dùng cho trẻ biếng ăn

Trứng: là thức ăn bổ, tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn cả quả trứng.

Thịt: là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà - 22, 4% đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm, khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ.

Cá, tôm, cua: cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì chúng chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều can xi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).

Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ. Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối với hệ tiêu hoá người cũng thấp hơn so với đạm động vật).

Các loại thực phẩm giàu chất béo: Chất béo rất nguồn năng lượng quan trọng từ thực phẩm, với cùng một hàm lượng nó cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ.

Các thực phẩm giàu glucid: như gạo, mì. Với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng.


Ý kiến bạn đọc