Lý do bổ sung canxi cùng vitamin D

11:27, 07/01/2016
|

(VnMedia) -  Vitamin D liên quan đến chuyển hóa canxi nên trong điều trị thiếu canxi do nhu cầu phải tăng canxi để không rối loạn xương (như trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, suy nhược cơ thể…) thường bổ sung cả hai canxi và vitamin D.

Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì vitamin D liên quan đến chuyển hóa canxi nên trong điều trị thiếu canxi do nhu cầu phải tăng canxi để không rối loạn xương (như trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, suy nhược cơ thể…) thường bổ sung cả hai canxi và vitamin D. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành và giúp người trưởng thành tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là khi tuổi đã cao. Nếu trong chế độ ăn thiếu canxi, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu canxi tăng (trẻ em đang thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ mang thai, cho con bú, người cao tuổi...) cần phải bổ sung canxi bằng thuốc.

Còn vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi. Cụ thể thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein-canxi, từ đó tăng cường hấp thu canxi từ thức ăn; cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hoà nồng độ canxi và phospho trong máu hằng định và thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình tạo xương, đảm bảo các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ canxi) hoạt động bình thường, làm tăng hấp thu calcium, phospho ở thận.

Vì vậy, vitamin D là thuốc được dùng trong điều trị còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi huyết... Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng.

Do có vai trò trong việc tăng hấp thu canxi và chuyển hoá canxi thành canxi phosphat (một thành phần cơ bản của xương) hay nói nôm na nó là chất dẫn gắn canxi vào xương. Vì vậy, khi uống canxi phải đồng thời uống vitamin D. Tuy nhiên, lượng vitamin D dùng phải tương thích  để có thể giúp cho sự hấp thu và chuyển hoá canxi tốt nhất. 

Lưu ý khi bổ sung canxi và vitamin D

Bổ sung canxi và vitamin D như thế nào cho đúng cách không phải cha mẹ nào cũng biết và hiểu rõ. Dưới đây là một số lưu ý khi cha mẹ bổ sung thuốc canxi và vitamin D cho trẻ:

- Uống canxi trong buổi sáng, không uống sau 14h chiều.
-  Không nên uống canxi khi đói.
-  Uống các loại thuốc khác sau 2 tiếng.
- Không nên uống canxi kèm với sữa.
- Nên bổ sung canxi vào mùa đông
-  Kết hợp vận động trong quá trình bổ sung canxi.

Những thực phẩm tốt cho xương

Bên cạnh yếu tố di truyền, dinh dưỡng kém là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh loãng xương. Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa mất xương nguy hiểm, và thực phẩm là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng như một lần được chẩn đoán loãng xương.

Thực phẩm giàu canxi: Sữa chua (không có chất béo, ít chất béo), sữa (không có chất béo, 1% giảm chất béo), sữa đậu nành, đậu phụ với canxi (kiểm tra nhãn dinh dưỡng), đậu nành (edamame), sữa chua đông lạnh (chất béo miễn phí, ít chất béo), kem ít chất béo băng, đậu trắng, cải xoăn, cải lá xanh, bông cải xanh, quả hạnh và bơ hạnh nhân..

Thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, sữa tăng cường (không có chất béo, 1% giảm chất béo), sữa đậu nành, không có chất béo hoặc ít chất béo sữa chua tăng cường, lòng đỏ trứng...

“Thủ phạm” khiến trẻ bị còi xương

Nhiều bà mẹ rất băn khoăn vì đã cho con mình ăn đầy đủ chất dinh dưỡngnhưng lúc đi khám vẫn được chẩn đoán là còi xương. Vậy vì sao trẻ bị còi xương?

BS.ThS Phan Bích Nga, Trung Tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng cho biết, bệnh còi xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D hoặc cả hai. Một số ít trẻ bị còi xương do thiếu phốt pho, dùng thuốc chống co giật kéo dài, một số bệnh lí di truyền…; đối với nhóm này, trẻ bị còi xương dù cung cấp đủ can xi và vitamin D.

Thiếu ánh nắng mặt trời:  Nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Đây là quan niệm sai lầm của nhiều người dân Việt Nam.

Chế độ ăn uống của trẻ: Nhiều cha mẹ cho con ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi, đây là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng chuyển hóa - tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.

Ngoài ra, những trẻ dễ bị còi xương là những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Biểu hiện khi trẻ bị còi xương

- Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm); Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình; Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều); Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò...

- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh; Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn; Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

- Ngoài ra, khi bị còi xương nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.


Ý kiến bạn đọc