Khám, tư vấn miễn phí về bệnh phổi mãn tính

09:38, 17/11/2015
|

(VnMedia)  - Nhằm hưởng ứng ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu năm 2015 với chủ đề “Không bao giờ là quá muộn”, trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, ngày 28/11/2015, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Người dân tới khám sẽ được các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai khám nội khoa, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng mới được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đưa vào chương trình quản lý ngoại trú.

Những đối tượng đến khám là người dân > 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:

- Hút thuốc lá, thuốc lào > 10 năm;

- Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm;

- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp;

- Khó thở nặng dần theo thời gian;

- Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm;

- Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng;

Chương trình khám, tư vấn miễn phí về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ được tổ chức tại Hội trường lớn, tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai, Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội; bắt đầu từ 7h00 thứ 7, ngày 28/11/2015.

Để tham gia chương trình người dân đăng ký với Văn phòng dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thông qua số điện thoại: (04) 3.629. 1207; Di động: 0972.463.203 (liên hệ trong giờ hành chính) hoặc email: duanbenhphoi@gmail.com.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng bạn hãy đi khám bác sĩ.

- Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.

- Đảm bảo không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

- Thường xuyên tập luyện thể dục. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Sống lạc quan và lành mạnh.

- Khám bác sĩ nếu tình trạng của bạn của bạn nặng thêm và có các biểu hiện như nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó.


Ý kiến bạn đọc