(VnMedia) - Máy bay ném bom từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh – Tu-95 Bear mặc dù đã già cỗi nhưng vẫn luôn là mối đe dọa kinh hoàng đối với quân đội Mỹ và đồng minh NATO của họ. Nhận định trên vừa được trang tin quốc phòng Aerobuzz.fr đưa ra hôm qua (21/7).
Gần đây, các nhà chức trách Nga đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra hồi tuần trước, cướp đi sinh mạng của 2 phi công khi máy bay ném bom Tu-95 bị rơi tại vùng Viễn Đông của nga trong một chuyến bay tập huấn.
Mặc dù lỗi động cơ được phỏng đoán là nguyên nhân ban đầu gây ra vụ tai nạn nhưng các nhà điều tra đang nghi ngờ khả năng nhiên liệu chất lượng thấp mới chính là nguyên nhân gây ra tai nạn và đang tiếp tục tiến hành điều tra sâu hơn.
Trong trường hợp, nhiên liệu kém chất lượng chính là nguyên nhân gây tai nạn thì đánh giá của các chuyên gia quân sự cho rằng: Bất chấp tuổi đời đã già cũ, máy bay ném bom Tu-95 của Nga vẫn còn rất mạnh, và vụ tai nạn không liên quan gì tới độ tin cậy cũng như các tính năng của Tu-95 vẫn chính xác.
Còn đối với các tướng quân sự của NATO, Tu-95 đã và vẫn luôn là một nỗi ám ảnh – một cơn ác mộng có thật.
Để đáp trả các động thái quân sự ngày một gia tăng của NATO sát các khu vực biên giới của Nga, Moscow đã bắt đầu tiến hành thường xuyên hơn các chuyến bay tập huấn đối với Tu-95, khiến NATO “hốt hoảng”.
Bởi đó, mỗi khi các hệ thống radar của NATO phát hiện được máy bay ném bom Tu-95 của Nga, họ lại nhanh chóng điều chiến đấu cơ tới giám sát, hộ tống và chặn máy bay ném bom này.
Trang Aerobuzz.fr bình luận: “Chắc chắc các phi công lái chiến đấu cơ của phương Tây được điều đến chặn, hộ tống Tu-95 sẽ không bao giờ có thể quên tiếng động và độc rung chuyển khi bay gần “gã khổng lồ” này”.
Được bết, chỉ tính từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay, máy bay chiến đấu NATO đã phải cất hàng chục lần để ngăn chặn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Nga. BBC dẫn số liệu do Bộ Quốc phòng Anh công bố cho biết, trong 2 năm 2014 và 2013, mỗi năm không quân nước này đã phải 8 lần ngăn chặn các máy bay Nga.
Ngoài ra, không quân Canada, Thụy Điển, Litva… cũng ở trong tình trạng tương tự khi tần suất hoạt động của loại máy bay ném bom này đang ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, theo trang tin trên, một trong những lý do khiến NATO “kinh sợ” Tu-95 đó là vì máy bay ném bom xuyên lục địa này có khả năng tấn công Mỹ bằng bom hạt nhân.
“Cựu binh” thời Chiến tranh lạnh này vẫn dang tiếp tục “quần thảo” các vùng không phận quanh biên giới Nga nhằm nhắc nhở mọi người rằng, Nga là một cường quốc quân sự hùng mạnh.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, trang bị cho không quân Liên Xô.
Tới nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95MS được coi là máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt duy nhất và lớn nhất thế giới còn hoạt động.
Tu-95 có khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.
Tu-95 được thiết kế buồng lái với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "quái vật” này cần tới phi hành đoàn 7 người, gồm 2 phi công, 1 pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).
Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh máy bay. Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961. Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-55 có tầm bắn tới 2.000-3.000km. Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.
Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn. Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốcbin cánh quạt Kuznetsov NK-12M để nâng cả con “quái vật” 188 tấn này lên không trung. Loại động cơ tuốcbin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới. Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ. Tu-95 có khả năng đạt trần bay lên tới 12.000m.
Hiện nay, không quân Nga đã biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) và luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Tu-95 Bear dự kiến sẽ còn phục vụ trong biên chế quân đội Nga ít nhất là 1 thập kỷ nữa.
Ý kiến bạn đọc