(VnMedia) - Washington đang bận bịu với cái mà một nhà cựu ngoại giao và cũng là một nhà phân tích chính sách Ấn Độ gọi là “chính sách bên miệng hố chiến tranh được tính toán kỹ lưỡng” ở Châu Âu, nhằm “áp đặt những điều kiện hòa bình và chiến tranh” trong khu vực.
Ảnh minh họa |
Để đạt được mục đích đó, Mỹ được cho là đang cân nhắc đưa vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng chiến đấu và phương tiện chiến đấu bộ binh, vào Đông Âu và Baltic cũng như triển khai các tên lửa hạt nhân nhằm đáp trả cáo buộc cho rằng Nga vi phạm Hiệp ước giải trừ tên lửa hạt nhân tầm trung (INF).
Những sáng kiến trên của Mỹ nhắc người ta nhớ lại những ngày tháng đen tối nhất thời chiến tranh Lạnh. Đây là một phần trong chiến lược lớn hơn của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Âu. Người ta không cần nhìn vào cái gì khác ngoài số lượng thực sự các cuộc tập trận quân sự mà NATO tiến hành sát biên giới Nga trong vòng 12 tháng qua.
"
"Về lực lượng thông thường, Mỹ và các đồng minh đang có ưu thế hơn Nga. Điều này khiến Nga không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải triển khai khả năng răn đe hạt nhân của họ”, nhà phân tích chính trị Ấn Độ cho biết, ám chỉ đến thông báo của Moscow gần đây về kế hoạch tiếp nhận đến 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào lực lượng hạt nhân của họ ngay trong năm nay.
Mỹ đã tìm cách ép buộc “các cường quốc phương Tây chuyển sang trang thái đối đầu trực tiếp với Nga” để biến Moscow và Châu Âu thành những “đối thủ trong tương lai”, nhà phân tích người Ấn Độ giải thích. Cuộc nội chiến ở
Tuy nhiên, cũng theo vị chuyên gia người Ấn, nỗ lực của
Chừng nào tình trạng trên còn diễn ra thì
Tuy nhiên, “trên tất cả, sự cân bằng chiến lược toàn cầu (sự tương đương về hạt nhân của Nga) đã cản trở các nỗ lực của Mỹ nhằm tạo ra một Thế kỷ Mỹ Mới", ông M.K. Bhadrakumar nhận định.
Có thể nói, quan hệ giữa Nga và Mỹ đang vô cùng căng thẳng. Không ít người đang đặt ra câu hỏi về việc liệu có cuộc chiến tranh Nga-Mỹ hay không? Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Hãng tin EFE của Tây Ban Nha dẫn lời ông Putin hôm 19/6 khẳng định, cuộc khẩu chiến đang ngày một nóng lên giữa Nga và Mỹ hiện nay không có nghĩa là thế giới đang phải đối mặt với mối nguy cơ lớn hơn về một cuộc đối đầu hạt nhân.
Nga sẽ thêm vào kho vũ khí hạt nhân đáng sợ của mình 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong năm nay sau khi Mỹ thông báo kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự, trong đó có pháo binh hạng nặng, đến Đông Âu để đối phó với Nga.
Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, Nga không phải là một nước xâm lược và không ủng hộ việc làm leo thang căng thẳng nhưng Nga buộc lòng phải đáp trả những hành động của phương Tây nhằm vào
Trước đó, tờ The New York Times đưa tin, Lầu Năm Góc Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa một số lượng lớn vũ khí hạng nặng, gồm xe tăng, xe bọc thép và nhiều loại vũ khí khác, đến Đông Âu để ngăn chặn cái mà họ gọi là một cuộc xâm lược từ Nga trong khu vực.
Phản ứng trước thông tin trên, Tổng thống Putin ngay sau đó thông báo, ngay trong năm nay, các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ tiếp nhận đến 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là những loại tên lửa có thể xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa, kể cả những lá chắn tên lửa tối tân nhất, hiện đại nhất hiện nay.
Chưa hết, ông Putin còn tuyên bố, Nga đang xúc tiến thử nghiệm một hệ thống radar mới có thể phát hiện các mục tiêu vượt xa đường chân trời và hệ thống này sẽ sớm được đưa vào hoạt động.
Những thông tin được ông Putin đưa ra đã khiến
Nga và Mỹ đang đối đầu nhau quyết liệt chưa từng có kể từ sau khi cuộc khủng hoảng ở
Ý kiến bạn đọc