Vì sao NATO khiếp sợ Nga?

16:10, 04/05/2015
|

(VnMedia) - Pepe Escobar là một phóng viên lưu động của tờ Asia Times/Hong Kong, một nhà phân tích cho hãng tin RT và TomDispatch, đồng thời là một người thường xuyên đóng góp tin bài cho các website, đài phát thanh từ Mỹ đến Đông Á. Mới đây, ông này đã có bài viết có nhan đề “Vì sao NATO khiếp sợ Nga” được đăng trên tờ RT.
 

Ảnh minh họa

Ảnh minh hoạ


VnMedia xin trích dẫn nội dung bài viết của ông Escobar:
 
“Cuộc tấn công hai hướng – cuộc chiến giá dầu mỏ/cuộc đột kích vào đồng rúp – nhằm phá huỷ nền kinh tế Nga và đẩy nước Nga vào vị trí nước chư hầu chuyên cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho phương Tây đã thất bại.
 
Tài nguyên thiên nhiên cũng chính là lý do phương Tây muốn Iran quy phục. Không có chuyện liên quan đến việc Tehran phát triển vũ khí hạt nhân bởi điều này bị cả lãnh đạo cách mạng của Nhà nước Hồi giáo Ayatollah Khomeini lẫn Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei cấm.
 
“Cuộc chơi lớn” ở Âu-Á luôn luôn là về chuyện liên quan đến vấn đề kiểm soát những vùng đất rộng lớn ở khu vực Âu-Á. Những cú thụt lùi nhỏ trong dự án của giới lãnh đạo Mỹ không có nghĩa cuộc chơi sẽ bị giới hạn chỉ ở “một cuộc chiến tranh làm suy yếu sức lực”.
 
Tất cả về hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS)
 
Ở Ukraine, điện Kremlin từ lâu đã công khai tuyên bố có hai lằn ranh đỏ rõ ràng: đó là, Ukraine không được gia nhập NATO. Và Moscow sẽ không cho phép nước cộng hoà nhân dân tự xưng Donetsk, Luhansk bị nghiền nát.
 
Chúng ta đang tiến ngày một gần hơn tới một thời hạn có thể gây bùng nổ - khi các biện pháp trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) hết hạn vào tháng 7 tới. Một EU rối loạn nhưng vẫn lệ thuộc vào NATO có thể quyết định kéo dài thời hạn trừng phạt Nga và thậm chí là có thể loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế. Sự lệ thuộc của EU vào  NATO có thể được thấy rõ qua cuộc diễu hành quân sự mang tên Dragoon Ride từ Baltic tới Ba Lan hay cuộc tập trận phô trương sức mạnh mang tên “Quyết tâm Đại Tây Dương” của NATO.
 
Chỉ có những kẻ ngốc mới tin rằng Washington sẽ mạo hiểm cuộc sống của người Mỹ vì Ukraine hay thậm chí là Ba Lan. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử đẩy kế hoạch này lên một vài bước. Nếu xảy ra một kịch bản không thể tượng tượng được – một cuộc chiến giữa Nga và NATO ở Ukraine – giới quốc phòng Nga tin chắc vào ưu thế về cả vũ khí thông thường và hạt nhân ở trên biển và trên đất liền so với NATO. Lầu Năm Góc cũng hiểu rõ điều này. Nga sẽ nghiền nát các lực lượng NATO chỉ trong vấn đề vài giờ. Và lúc đó Washington sẽ phải đối diện với một sự lựa chọn cực kỳ khó khăn: chấp nhận thất bại nhục nhã hay là leo thang bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
 
Lầu Năm Góc biết rằng Nga có năng lực phòng thủ tên lửa và phòng không để có thể đối phó với bất kỳ thứ gì gắn với hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS). Mặc dù vậy, Moscow luôn nói rằng, họ không muốn sử dụng đến những năng lực đó.
 
Thiếu tướng Kirill Makarov – Phó Chỉ huy Lực lượng Phòng không của Nga, đã nói rất rõ về mối đe doạ PGS. Học thuyết quân sự mới được Moscow thông qua hồi tháng 12 năm 2014 đã xác định PGS và sự củng cố sức mạnh quân sự hiện nay của NATO là hai mối đe doạ an ninh hàng đầu đối với nước Nga.
 
Không giống như Lầu Năm Góc và NATO luôn khoe khoang về sức mạnh của mình, điều mà giới chức quốc phòng Nga không cần phải quảng cáo là việc làm thế nào Nga vượt qua Mỹ về vũ khí tối tân vài thế hệ. Mấu chốt là trong khi Lầu Năm Góc mắc kẹt trong những vũng lầy ở Afghanistan và Iraq, họ đã bỏ lỡ việc Nga đã có những bước đột phá về công nghệ, kỹ thuật. Điều tương tự cũng xảy ra với năng lực của Trung Quốc trong việc bắn trúng các vệ tinh của Mỹ và vì vậy có thể hạ gục các hệ thống dẫn đường vệ tinh của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ.
 
Kịch bản ưu tiên hiện nay của Nga là có thêm thời gian để nước này có thể hoàn toàn bịt kín được hệ thống phòng không của Nga trước các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay tàng hình và tên lửa hành trình của Mỹ thông qua hệ thống phòng thủ tên lửa siêu tối tân S-500.
 
Toàn bộ trò chơi trước đây thường là liên quan đến việc ai cai trị các vùng biển – món quà địa chính trị mà Mỹ thừa hưởng từ Anh. Kiểm soát các vùng biển đồng nghĩa với việc Mỹ thừa hưởng 5 đế chế; Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Hà Lan. Tất cả những lực lượng tàu sân bay to lớn của Mỹ tuần tra các đại dương để bảo vệ “thương mại tự do” theo lời cỗ máy tuyên truyền của phương Tây cho biết. Đó là một cơ chế giống tương tự với cuộc tấn công được dàn dựng kỹ lưỡng từ đằng sau nhằm hạ gục đồng rúp của Nga và phát động cuộc chiến tranh dầu mỏ. Tất cả nhằm khiến Nga phải quy phục.
 
Kế hoạch của Washington đơn giản là vô hiệu hoá Trung Quốc bằng Nhật Bản, Nga bằng Đức trong khi Mỹ đứng đằng sau hậu thuẫn cho hai trụ cột Đức và Nhật Bản.


Vân Linh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc