(VnMedia) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc hai chiếc máy bay ném bom hạt nhân của Nga đã xâm phạm vào vùng phòng không của Mỹ ở gần Alaska hồi tuần trước, website tin tức Washington Free Beacon dẫn lời các quan chức của Lầu Năm Góc hôm qua (1/5) cho biết.
Ảnh minh họa |
Tờ Free Beacon đưa tin, hai chiếc máy bay ném bom hạt nhân Tu-95 Bear H được cho là đã xâm nhập vào không phận
Tuy nhiên, Mỹ không ra lệnh cho bất kỳ máy bay nào của họ đi chặn máy bay Nga, các quan chức quốc phòng Mỹ thân cận với nguồn tin cho biết.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Nga chưa trả lời thư mail của phóng viên đề nghị bình luận về vụ việc trên, tờ Free Beacon cho biết thêm.
Về phần mình, Đại tá Hải quân Jeff Davis – một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã từ chối xác nhận về việc có hay không vụ xâm nhập của máy bay ném bom Nga vào không phận Mỹ, nói rằng họ không phát hiện nỗ lực đánh chặn máy bay Tu-95 nào. NORAD là bộ chỉ huy chung giữa Mỹ và
Theo Free Beacon, vụ việc xảy ra hồi tuần trước là lần đầu tiên máy bay ném bom hạt nhân của Nga bị tố vi phạm vùng phòng không của Mỹ trong năm nay.
Tờ Free Beacon dẫn lời ông Jeff Davis cho rằng, hồi năm ngoái, máy bay Mỹ và Canada đã phải cất cánh khẩn cấp để đi chặn máy bay ném bom Nga trong ít nhất 6 lần. Ngoài ra, chiến đấu cơ tầm xa của Nga còn bị tố là bị phát hiện ở khu vực trong 10 lần riêng rẽ khác.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, trang bị cho không quân Liên Xô. Trải qua gần 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95MS được coi là máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt duy nhất và lớn nhất thế giới còn hoạt động. Tu-95 có khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.
Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh máy bay. Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-55 có tầm bắn tới 2.000-3.000km. Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.
Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn.
Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốcbin cánh quạt Kuznetsov NK-12M để nâng cả con “quái vật” 188 tấn này lên không trung. Loại động cơ tuốcbin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau. Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ. Tu-95 có khả năng đạt trần bay lên tới 12.000m.
Hiện nay, không quân Nga đã biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) và luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong không quân Nga ít nhất tới năm 2040.
Vụ Tu-95 của Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận Mỹ nói trên diễn ra khoảng 2 tuần sau khi Mỹ lên tiếng tố cáo một chiếc máy bay do thám RC-135U của Mỹ đã bị chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Nga áp sát ở khu vực biển Baltic, gần vùng
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói rằng, chiếc Su-27 của Nga (NATO gọi là Flanker) đã bay qua máy bay do thám của Mỹ ở khoảng cách chỉ khoảng 6m trong khi sải cánh của máy bay Sukhoi là 14,7 mét. Nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc miêu tả hành động của phi công Nga là “bất cẩn” và gây nguy hiểm đến sự an toàn của phi hành đoàn đi trên chiếc RC-135.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin về việc phi công của nước này có hành động sai trái, nói rằng máy bay Mỹ “đã tiến thẳng về phía biên giới Nga”.
Những chiếc máy bay ném bom chiến lược có khả năng hạt nhân đã thường xuyên thực hiện các chuyến bay tuần tra khắp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong thời Chiến tranh Lạnh nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, hoạt động này đã bị cắt giảm do thiếu ngân sách. Kể từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền ở nước Nga, ông này đã quyết định nối lại các chuyến bay tuần tra của máy bay ném bom chiến lược.
Hoạt động trên trở nên thường xuyên hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây khi Nga và phương Tây đối đầu nhau kịch liệt vì cuộc khủng hoảng ở
NATO gần đây tham gia vào các hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự ở dọc biên giới phía tây của Nga như một phần của chiến dịch Quyết tâm Đại Tây Dương. Nga chỉ trích quyết liệt hành động của NATO, miêu tả việc tăng cường hiện diện quân sự của NATO ở các nước Baltic là “ở mức chưa từng có và nguy hiểm”. Vì thế, Nga cũng tăng cường các hoạt động quân sự nhằm thị uy, đối phó với NATO.
Ý kiến bạn đọc