(VnMedia) - Phóng xạ nguyên tử từ các vụ nổ nhà máy hạt nhân Hàn Quốc do hành động cố tình phá hoại của đối phương có thể là hậu quả đáng sợ nhất đối với Nga nếu một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới xảy ra. Đây là kịch bản đang khiến
Cộng đồng quốc tế đang nín thở theo dõi từng diễn biến ở khu vực biên giới căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. |
“Các bạn có thể sẽ phải chứng kiến 5 đến 6 vụ Chernobyl diễn ra ở trên một lãnh thổ tương đối nhỏ”, ông Alexander Zhebin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Học viện Khoa học Nga, cho biết.
Thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử cũng đã được Tổng thống Nga
Ngoài hậu quả hạt nhân khủng khiếp, Nga còn phải đối mặt với viễn cảnh làn sóng người tị nạn Triều Tiên đổ vào nước họ và cả cuộc di cư của chính người Nga từ những nơi không an toàn đến nơi an toàn hơn. Đó là chưa kể việc nước Nga phải hứng những quả tên lửa đạn đạo bay lạc vào lãnh thổ của họ.
Trước diễn biến tình hình đáng lo ngại như trên, Nga chắc chắn đã có những kế hoạch khẩn cấp để đối phó. Trong số các biện pháp mà Moscow đang cân nhắc có việc đóng cửa khu vực biên giới kéo dài 14km của nước này với Triều Tiên và đặt các đơn vị khẩn cấp cũng như quân đội, trong đó có tàu ngầm hạt nhân, vào tình trạng báo động ở mức cao nhất. Tuy nhiên, Nga hoàn toàn không có ý định can thiệp vào tình hình trên bán đảo Triều Tiên, các nhà phân tích cho biết.
Nếu một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới gây ra phóng xạ nguyên tử thì nó không thể xuất phát từ các cuộc tấn công bằng bom hạt nhân, các chuyên gia nhận định.
Các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn chưa hiệu quả, ông Vladimir Yevseyev, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính trị công – một tổ chức cố vấn độc lập phi lợi nhuận ở thủ đô Moscow, đã đánh giá như vậy.
Hơn nữa, theo ông Yevseyev, giới lãnh đạo Triều Tiên cũng sẽ không muốn vi phạm điều cấm kỵ của quốc tế về việc thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng nhiều khả năng có thể sẽ dùng đến vũ khí thông thường để tấn công phá hoại 23 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc. Trong trường hợp này, giới chuyên gia Nga tin rằng, sẽ có từ 5-6 thảm hoạ hạt nhân kinh hoàng và khủng khiếp như thảm hoạ Chernobyl xảy ra. Bụi phóng xạ nguyên tử từ những thảm hoạ này có thể bay tới vùng Viễn Đông Nga – nơi đang có 6,2 triệu dân sinh sống, các chuyên gia cho biết.
Nga có thể làm gì?
Nga rất lo lắng về khả năng bùng nổ một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới dù có liên quan đến hạt nhân hay không nhưng nước này được cho là không cần và cũng không thể làm được gì nhiều trong trường hợp này.
Hầu hết người tị nạn được cho là sẽ đổ vào Trung Quốc chứ không phải là Nga bởi biên giới của Trung Quốc với Triều Tiên dài gấp 100 lần so với biên giới Nga-Triều. Hơn nữa, đóng cửa biên giới với Triều Tiên là việc không quá khó khăn với quân đội Nga, đặc biệt là khi hai nước được ngăn cách bởi biên giới tự nhiên là con sông Tumen, các chuyên gia cho biết.
Nga cũng đã đặt các cơ quan khẩn cấp vào tình trạng sẵn sàng để xử lý bụi phóng xạ nếu thảm hoạ hạt nhân xảy ra, ông Yevseyev cho biết thêm.
Được biết, các binh lính thuộc Quân khu Phía Đông Nga cùng với lực lượng cảnh sát, các cơ quan khẩn cấp và các phòng ban khác đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn hồi tuần trước để tập trước khả năng đối phó với một thảm hoạ hoạt nhân.
Tuy nhiên, vấn đề đánh chặn tên lửa lạc sẽ là thách thức đối với Nga bởi nước này không có lực lượng phòng thủ tên lửa chiến lược trong Quân khu Phía Đông, ông Dvorkin – một vị tướng nghỉ hưu thừa nhận. Mặc dù vậy, Nga có thể trông chờ vào Hạm đội Thái Bình Dương, trong đó có 10 tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động ngoài biển. Lực lượng này sẽ được triển khai như một biện pháp đề phòng chứ không phải để can thiệp vào tình hình bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Yevseyev nhấn mạnh.
Mặc dù rất lo lắng và đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản chiến tranh Triều Tiên mới nhưng Nga cho rằng, viễn cảnh này cũng ít có khả năng xảy ra.
Cách duy nhất để cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện là do các binh lính hung hăng, hiếu chiến ở khu vực biên giới nổ súng trước vì sự hiểu lầm nào đó và bất chấp ý muốn của các nhà lãnh đạo hai bên.
“Chúng tôi không nghĩ có bên nào cố tình tung ra những hành động thù địch nhưng có nguy cơ cao về khả năng xảy ra xung đột không mong muốn khiến tình hình bán đảo bùng nổ”, một quan chức Nga hôm nay cho biết.
Ý kiến bạn đọc