Đó là một trong những nội dung trong Dự thảo Luật giáo dục ĐH đang được Bộ GD&ĐT soạn thảo và xin ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Chiều nay (24.11), Bộ GDĐT tổ chức buổi trao đổi thông tin về giáo dục và đào tạo. Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay: “Đây chỉ là lần sửa đổi, bổ sung nhằm nút thắt nhất để các trường có thể tự chủ đại học, đáp ứng nhu cầu đổi mới. Để các trường hoạt động hiệu quả hơn, trong lần sửa đổi này, Luật sửa đổi bổ sung một số điều, đáp ứng yêu cầu đổi mới của các trường.
Dự thảo sửa đổi luật lần này sửa 36/72 điều là các vấn đề cơ bản nhất thể hiện trong 4 chính sách lớn là mở rộng và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học, đảm bảo các trường được tự chủ sâu rộng hơn, tự chủ trên cả 3 phương diện: Chuyên môn (tuyển sinh, mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế), tổ chức bộ máy và nhân sự (trong một đơn vị giáo dục ĐH với tư cách là 1 học viện thì cơ cấu thế nào, thiết chế, hội đồng trường thế nào để đảm bảo sự tự chủ và linh hoạt để thích ứng kịp thời với yêu cầu đào tạo nhân lực cho thị trường); Cần đổi mới quản lí đào tạo để tiệm cận với chuẩn quốc tế…
Một trong những điểm nổi bật trong dự thảo sửa đổi lần này là vấn đề làm sao nghiên cứu khoa học có hiệu quả và ứng dụng thực tế”.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết thêm: “Về nghiên cứu khoa học pahir xác định nội dung cũng như mục đích. Các cơ sở giáo dục ĐH được đặt ra cơ chế phân chia lợi ích khi có thành phẩm được ứng dụng vào thực tế. Đảm bảo nghiên cứu đó được ứng dụng thực tế vì thế sẽ được phép thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường.
Điều đó để ứng dụng cũng như triển khai thương mại hóa và cung ứng dịch vụ nghiên cứu khoa học. Một thực tế được đặt ra là nếu để người làm nghiên cứu tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu thì sẽ rất khó khăn vì vậy cần cơ chế doanh nghiệp để giúp đỡ họ, chuyển giao trên cơ sở thương mại hóa kết quả đó thúc đẩy quá trình đào tạo nghiên cứu khoa học gắn với thị trường”.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh – Phó hiệu trường ĐH Luật cho hay: “Cho doanh nghiệp hoạt động trong các trường ĐH có nhiều ý nghĩa: Ứng dụng và khai thác lợi nhuận từ các công trình nghiên cứu.
Ở nước ngoài, họ cũng chú trọng nhiều kết nối doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục ĐH để triển khai các hoạt động thử nghiệm, sản xuất kinh doanh. Trong Luật giáo dục đại học của một số quốc gia, ở Pháp quy định các cơ sở giáo dục ĐH được xác định điều lệ và cơ cấu của mình và việc thành lập doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào các trường này và quy định luật của nước này.
Một số cơ sở giáo dục hiện nay của Việt Nam hiện nay cũng đã có doanh nghiệp của các trường như ĐH Bách Khoa Hà Nội hiện nay hoạt động rất có hiệu quả. Tôi hi vọng Luật mới này tạo hành lang pháp lí triển khai tốt hơn vấn đề này”.
Theo Infonet
Ý kiến bạn đọc