Những người giàu nhất thế giới nghĩ gì và hành động như thế nào?

14:17, 13/08/2017
|

Những người giàu nhất thế giới sống, suy nghĩ và hành động như thế nào?

Wealth-X, một công ty nghiên cứu thị trường, định nghĩa người giàu nhất thế giới là những người có tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên, còn được gọi là UHNW.

Báo cáo mới nhất của Wealth-X hé lộ một cái nhìn vào nhóm người đặc biệt này. Báo cáo cho biết đã nghiên cứu đời sống của 226.450 người siêu giàu, với tổng tài sản lên đến 27.000 tỷ USD.

Nắm giữ 9.600 tỷ USD tiền mặt

Theo Wealth-X, danh mục đầu tư tài sản của những người siêu giàu toàn cầu có đến hơn 1/3 là tiền mặt, trị giá tổng cộng 9.600 tỷ USD.

Từ trái qua phải: Ion Musk, Warren Buffett, Mark Zuckerberg.

Từ trái qua phải: Ion Musk, Warren Buffett, Mark Zuckerberg.

Tài sản còn lại của họ nằm trong các cổ phần tư nhân như các công ty tư nhân (33%), cổ phiếu và cổ phần (25%), bất động sản và các tài sản xa xỉ khác, bao gồm: du thuyền, máy bay, ô tô, tác phẩm nghệ thuật và đồ trang sức (6,6%).

Tỷ phú nữ trẻ hơn

Theo Wealth-X, độ tuổi trung bình của các phụ nữ siêu giàu trên thế giới là 50, trẻ hơn 12 năm so với mức trung bình của toàn thể người siêu giàu.

giời siêu giàu, người giàu, tỷ phú

Sara Blakely, nhà sáng lập Spanx.

Tài sản ròng trung bình của họ là 110 triệu USD, và chỉ chiếm 12% tổng tài sản của giới siêu giàu toàn cầu. Chỉ hơn một nửa trong số họ có tài sản hoàn toàn từ thừa kế, so với tỷ lệ chỉ 1/3 của nam giới.

3,2% là 8x, 2/3 tự làm giàu

Millennials (những người sinh từ những năm 1980 đến 1994) chiếm 3,2% số người siêu giàu thế giới, với khoảng 7.200 cá nhân. 2/3 của nhóm này là tự lập, trong đó có cả người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.

Zuckerberg đã bỏ dỡ khi đang học Đại học Harvard và trở thành tỷ phú trẻ nhất trong lịch sử khi mới 23 tuổi. Đến nay, anh có tổng tài sản khoảng 64,7 tỷ USD.

Theo Wealth-X, các millennials siêu giàu kiểm soát tổng cộng 334 tỷ USD, tức Zuckerberg nắm tới 1/5 số tài sản đó.

Chỉ 15% tốt nghiệp các trường danh giá

Mặc dù việc học hành là quan trọng, nhưng bằng cấp danh giá không phải là tấm vé duy nhất của sự giàu có.

Theo Wealth-X, chỉ 15% những người siêu giàu toàn cầu - gần 35.000 cá nhân - tốt nghiệp từ một trong những trường đại học danh tiếng của Mỹ. Trong số 20 trường đại học hàng đầu đã cho ra lò những người giàu có nhất, 5 là trường công lập.

Tuy nhiên, cựu sinh viên các trường danh giá có giá trị tài sản ròng trung bình là 200 triệu USD, gấp 1,6 lần bình quân của toàn bộ người siêu giàu.

Đại học Harvard đã từng đào tạo 1.906 cựu sinh viên với ít nhất 30 triệu USD tài sản, trong đó có 131 tỷ phú còn sống.

Thật thú vị, như Wealth-X ghi chú, có tới 75% những người siêu giàu từng học ở những đại học danh giá là tự làm giàu. Ion Musk, Warren Buffett, Jeff Bezos và Jorge Paulo Lemann nằm trong số đó.

Hoạt động yêu thích của họ là từ thiện

Hơn 1/3 số người giàu có nhất thế giới thích hoạt động từ thiện. Sự hào phóng này không có gì bất ngờ, nhờ vào các sáng kiến như "Cam kết cho đi", Bill Gates và Warren Buffett đã hứa tặng hơn một nửa tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện. Hiện tại, có 168 người từ 21 nước đã ký giấy cam kết này.

Theo Wealth-X, sự quan tâm phổ biến thứ hai trong dân siêu giàu là theo dõi, chơi và đầu tư vào thể thao: tennis, golf, trượt tuyết, bóng đá Mỹ, và nhất là bóng đá.

Tỷ phú chỉ chiếm 1,1% người giàu nhất, nhưng kiểm soát 28% tài sản

Wealth-X cho biết, trên thế giới có 2.397 tỷ phú, tài sản ròng trung bình 3,1 tỷ USD.

Tổng tài sản của họ đã đạt gần 7.400 tỷ USD vào năm 2016, giảm 3,7% so với năm trước.

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc