(VnMedia) - Mặc dù cơ cấu dân số vàng được cho là có thể kéo dài khoảng 30 năm nữa, nhưng Việt Nam đã phải bắt đầu bàn đến biện pháp ứng phó với xu hướng giảm sinh và những hậu quả hết sức to lớn mà nhiều nước đã gặp phải.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh”, được tổ chức tại Hà Nội sáng 27/3. Các quốc gia tham gia thảo luận tại hội thảo bao gồm Việt
Theo thống kê, trong số các quốc gia nói trên, chỉ có Ấn Độ ở mức sinh vẫn trên mức sinh thay thế và cần phải tiếp tục giảm mức sinh hơn nữa. Trong khi đó, Giáo sư Gavin Jones, Đại học quốc gia Singapore nhận định, mức sinh ở Việt Nam hiện nay đã xấp xỉ dưới mức sinh thay thế. Theo vị giáo sư này, lý tưởng nhất là duy trì mức sinh ở mức hiện nay, nhưng có nguy cơ Việt
Sau thông tin này, một câu hỏi chắc chắn sẽ được nhiều người đặt ra rằng, như vậy, có phải là Việt
Theo khuyến nghị của giáo sư Gavin Jonnes, để ngăn chặn mức sinh sụt giảm đến mức thấp không như mong muốn, Việt
Trong khi đó, Giáo sư Youngtae Cho, Trường Y tế công cộng, Đại học quốc gia Seoun chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Theo đó, tại quốc gia này, kể từ khi mức sinh giảm quá thấp đe doạ sự ổn định xã hội trong tương lai gần, khi già hoá dân số gia tăng và dân số trong độ tuổi lao động suy giảm, các chương trình kế hoạch hoá gia đình của Chính phủ Hàn Quốc vẫn được thực hiện đến năm 1996. Đó là thời điểm mà tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 1,6 con/phụ nữ và hậu quả là mức sinh thấp nhất của hàn Quốc đã xảy ra vào năm 2000. Đây được một số người đánh giá là do lỗi của chính phủ đã ứng phó muộn.
“Từ đó đặt ra một câu hỏi rằng, nếu thời gian có thể quay ngược lại thì Chính phủ Hàn Quốc nên thực hiện chính sách gì?”. GS Youngtae Cho đặt vấn đề và cho rằng, Chính phủ nên phân tích những điều kiện khác nhau về cơ cấu dân số và cố gắng xem xét liệu có các biểu hiện nào liên quan đến hôn nhân và sinh con; xem xét những gánh nặng xã hội tương lai và hiện tại của một đất nước có nhiều người cao tuổi.
“Khi các điều kiện này được phân tích, Hàn Quốc có thể có quyết định ngừng thực thi chương trình kế hoạch hoá gia đình trong đầu những năm 1990 và thậm chí nửa cuối thập kỷ 1980 để chuẩn bị và thực hiện các chương trình và môi trường xã hội khuyến khích sinh con.” - GS Youngtae Cho nói và cho biết, ông “hy vọng Việt
Ngay chính đại diện của Ấn Độ, một nước đang có mức sinh còn cao cũng nhận định, chính sách dân số của Ấn Độ đã quan tâm quá mức đến giảm sinh, nhưng chính sách này đã không hiểu rằng, tác động của việc mức sinh biến đổi nhanh chóng ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế.
Việt Nam đã đạt mức sinh giảm sâu dưới mức sinh thay thế. Tuy nhiên, trong khi mức sinh giảm nhiều ở đô thị và những người có học vấn cao thì tỷ lệ sinh nhiều con vẫn còn cao ở khu vực nông thôn và người có học vấn thấp - ảnh: Hà Hoàng |
Không nên giữ chỉ tiêu giảm sinh
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội phân tích, mức sinh giảm sâu dưới mức sinh thay thế trong một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, chịu ảnh hưởng Nho giáo nặng nề, cộng thêm kỹ thuật lựa chọn giới tính khá phổ biến sẽ là nguy cơ gây mất cân bằng giới tính khi sinh. Mặc dù mức sinh như hiện nay là nguyên nhân chính mang lại cơ cấu dân số vàng cho Việt Nam trong khoảng 30 năm tới, nhưng về lâu dài, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng, cũng đồng nghĩa với việc suy giảm về số lao động trẻ tuổi.
Vì vậy, Giáo sư Nguyễn Đình Cử đưa ra một số khuyến nghị, theo đó, chương trình kế hoạch hoá gia đình cần tập trung vào các vùng có mức sinh cao, không dàn trải nưh 20 năm trước. Ngoài ra, kế hoạch hoá gia đình cũng cần chuyển từ bề rộng sang bề sâu, từ số lượng sang chất lượng dịch vụ.
Giáo sư Cử cũng khuyến nghị, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải chủ động thích ứng với xã hội mức sinh thấp, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng thông qua chính sách y tế, giáo dục và đào tạo, mở rộng việc làm; đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới; tăng cường giám sát thực thi pháp luạt về cấm lựa chọn giới tính thai nhi; đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức và thái độ xã hội đối với việc chăm sóc người cao tuổi.
Đặc biệt, Giáo sư Nguyễn Đình Cử đề nghị thay thế chỉ tiêu giảm sinh trong các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm bằng các chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng dân số.
- Nghiên cứu về xu hướng giảm sinh theo số con trung bình của một phụ nữ cho thấy, Việt Nam đã giảm từ 6,36 con/phụ nữ giai đoạn 1960 - 1964 xuống còn 2,05 con/phụ nữ giai đoạn 2011 - 2012 và dự báo sẽ giảm xuống mức 1,78 con/phụ nữ vào năm 2020. - Cùng chịu tác động của chính sách dân số quốc gia nhưng mức sinh ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, ở người có học vấn cao thấp hơn ở người có học vấn thấp.
- Mức sinh giảm sâu dưới mức sinh thay thế, trong tầm trung hạn thì lực lượng lao động vẫn tăng lên. Tuy nhiên, tầm dài hạn, lao động sẽ giảm cả vế số lượng và chất lượng và tỷ trọng. |
Ý kiến bạn đọc