(VnMedia) - 36 triệu ô tô xe máy đã bắt đầu phải nộp phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/1/2013 và ngay trong ngày đầu tiên, số tiền thu được đã lên tới hàng chục tỷ đồng. Như vậy, chuyện phải nộp loại phí này không còn là chuyện phải bàn cãi. Tuy nhiên, người dân vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh chuyện nộp phí như: nộp thế nào, nộp ở đâu, miễn giảm ra sao...
VnMedia đã mời đến toà soạn ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) và ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề này trong cuộc giao lưu: Bạn đã sẵn sàng nộp phí sử dụng đường bộ ?
Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) và ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cùng VnMedia giao lưu với độc giả |
Độc giả Xuân Tùng (Nam):
Từ khi Bộ Giao thông vận tải mới trình dự thảo việc thu phí Bảo trì đường bộ, đã có rất nhiều ý kiến phản đối của các chủ sử dụng phương tiện. Tuy nhiên, đến nay việc thu phí đã diễn ra vài ngày. Vậy sau khi việc thu phí bắt đầu, Hiệp hội còn nhận được ý kiến không đồng tình nào của chủ sử dụng phương tiện không?
Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam:
Hiệp hội vận tải ô tô VN đã thấy bất cập trong việc thu phí bảo trì đường bộ trực tiếp theo đầu phương tiện và đã chủ động gửi văn bản tới Bộ tài chính để góp ý vào thông tư hướng dẫn tới.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chưa tiếp thu những kiến nghị của Hiệp hội vận tải ô tô Việt
Chúng tôi cho rằng, văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành thì các doanh nghiệp vận tải ô tô trong Hiệp hội nghiêm túc thi hành. Tuy nhiên, các đơn vị vận tải ô tô vẫn phản ánh về Hiệp hội trung ương những điểm chưa hợp lý của thông tư 197. Cụ thể, kiến nghị thứ nhất, thời hạn thu theo kỳ đăng kiểm sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. Đề nghị thu theo tháng. Các trung tâm đăng kiểm nên tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nộp phí.
Kiến nghị thứ hai, đối tượng được miễn nộp phí bảo trì đường bộ nên mở rộng hơn đối với xe buýt vì hình thức vận tải này Nhà nước đang khuyến khích và tại TPHCM và Hà Nội, Nhà nước vẫn đang phải trợ giá.
Kiến nghị thứ ba, không quy định mức phí với rơmooc và sơmi romooc mà cộng chung mức phí này vào đầu kéo.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam giao lưu trực tuyến với bạn đọc VnMedia |
Nguyễn Văn Quốc (nam): Tại thành phố Vũng Tàu, khi vừa ra tới ngoại ô bằng con đường độc đạo duy nhât là đã gặp ngay trạm thu phí QL 51 rồi. Người dân sống ở đây vừa đóng thuế đường ( bảo trì đường bộ) lại phải trả thêm mấy lần phí trên quốc lộ nữa. Nhiều người kêu trời. Bộ GTVT nghĩ sao về trường hợp PHÍ CHỒNG PHÍ như thế nây.!?
Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt
Dương Văn Thắng (
Ông Nguyễn Xuân Cường: Trong trường hợp của anh, có thể đợi đến kỳ đăng kiểm xe để nộp phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, anh sẽ phải nộp phần phí từ 1/1/2013 đến tháng 8/2013 và cho kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Chich (
Ông Nguyễn Xuân Cường: Trong biểu mức thu phí sử dụng đường bộ, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi đăng ký tên cá nhân có mức phí là 130.000 đồng/tháng, trong khi đó xe ô tô dưới 10 chỗ đăng ký tên tổ chức mức phí được quy định là 180.000 đồng/tháng. Mức phí trên đã tính toán xe cá nhân chạy ít hơn xe tổ chức.
ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) trả lời giao lưu trực tuyến trên VnMedia |
Nhật Hưng (n
Ông Nguyễn Xuân Cường: Phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp trên đầu phương tiện là sự thay đổi phương thức thu phí qua trạm. Việc thu phí theo phương thức này đảm bảo sự công bằng với tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ theo nguyên tắc có sử dụng đường là có trả phí.
Mai Hoa (nữ) Theo ông với tình hình kinh tế hiện nay thì việc thu phí sử dụng đường bộ có hợp lý hay không?
Ông Nguyễn Xuân Cường: Trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định Chính phủ thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ, việc xây dựng quỹ bảo trì đường bộ cũng được tiến hành ngay sau khi Luật Giao thông đường bộ cói hiệu lực. Chính phủ cũng đã cho lùi thời điểm thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/6/2012 đến ngày 1/1/20113. Thời điểm này áp dụng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện là cần thiết.
Nguyễn Văn Tâm (nam): Tại sao không đưa phí vào giá xăng? Tôi cho rằng, đưa phí sử dụng đường bộ vào giá xăng là hợp tình hợp lý. Người nào dùng nhiều xăng, tức là lưu hành trên đường nhiều, phải đóng thuế đường nhiều hơn người dùng ít xăng. Đưa phí này vào giá xăng khiến người sử dụng phương tiện phải tính toán chi phí sử dụng phương tiện, kể cả việc phải dùng phương tiện công cộng, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông. Tôi không rõ đưa phí này vào giá xăng gặp khó khăn gì?
Ông Nguyễn Xuân Cường: Theo thống kê, có khoảng 90% lượng xăng thông thường và 35% dầu diezel được sử dụng cho giao thông đường bộ, còn lại sử dụng cho các ngành khác như máy bơm nước, thủy nông, máy cưa, máy phát điện, công nghiệp xây dựng và vận tải biển... Nếu thu phí thông qua xăng dầu thì việc hoàn trả cho các đối tượng không sử dụng này sẽ rất phức tạp.
Viết Đạt (
Ông Nguyễn Xuân Cường: Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu với quốc lộ. Vì vậy việc thu phí bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ là cần thiết.
Nguyễn Văn Quyết (n
Ông Nguyễn Xuân Cường: Theo tính toán hiện nay, kinh phí cần cho nhu cầu bảo trì quốc lộ lên tới trên 12 nghìn tỷ đồng/năm. Vì vậy, số thu như bạn tính toán hiện nay cũng chỉ giảm bớt khó khăn về vốn trong công tác bảo trì.
Tuấn Minh (n
Ông Nguyễn Xuân Cường: Theo thông tư 197 của Bộ Tài chính, các đối tượng được miễn nộp phí sử dụng đường bộ gồm có: xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng cho lực lượng quân đội, xe chuyên dùng của lực lượng công an; xe mô tô của lực lượng công an, quân đội, xe mô tô đối với hộ nghèo theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn hộ nghèo.
Ý kiến bạn đọc