(VnMedia)- Sau hơn một năm thực hiện kiểm tra tải trọng xe đã xuất hiện tình trạng tiêu cực ngày càng phức tạp và phổ biến trên nhiều địa phương. Đã xuất hiện tình trạng tiêu cực trong lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, quản lý nhà nước và quản lý địa bàn hành chính.
>> Bắt giữ một số đối tượng "cò xe" qua trạm cân
>> Chuyện "lạ": Mỗi lần cân xe, một lần kết quả
>> Chuyện hài hước tại các trạm cân
>> Giờ "thông tuyến" của các xe quá tải trọng
>> Bắt nhóm đối tượng "bảo kê" cho xe quá tải trên tuyến cao tốc Nội Bài- Lào Cai
>> Bộ Công an: Xử lý nghiêm vi phạm trên đường cao tốc
>> Bộ Công an chưa nhận báo cáo việc "xã hội đen" bảo kê xe quá tải qua trạm cân
>> Giải pháp mới đối phó với xe quá trọng tải
>> Phó Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm đối tượng chống đối, phá hoại trạm cân
>> Liên tục có tài xế phá các trạm cân lưu động
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa báo cáo tình hình tiêu cực, công tác phòng ngừa và chống tiêu cực trong hoạt động kiểm tra tải trọng xe. Theo đó, nổi bật là một số loại tiêu cực:
Tiêu cực trong hoạt động vận tải
Còn rất nhiều tổ chức và cá nhân là chủ bán hàng và chủ mua hàng vẫn cố tình ép chủ xe chở hàng quá tải hoặc không có trách nhiệm trong việc xuất, bốc xếp, giao, nhập, nhận hàng quá tải trọng của xe ô tô, đặc biệt là các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất vật liệu, khai thác mỏ, khai thác lâm, nông thổ sản, xây dựng công trình, dự án… Một số nhà máy sản xuất xi măng, mỏ khai thác đá ở Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh… Một số nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam…; các kho cảng xuất, nhập hàng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Nam…
Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt một lái xe vi phạm.
Còn một số chủ xe, doanh nghiệp vận tải vẫn cố tình chở hàng quá tải, tìm mọi cách thức, thủ đoạn để móc nối với “cò xe”, “môi giới” với một bộ phận lực lượng làm công tác tuần tra kiểm soát an toàn giao thông và tại các trạm kiểm soát trọng tải xe, với một số nhân viên bảo vệ, làm nhiệm vụ của dự án xây dựng, khai thác đường để cho xe chở quá tải lưu thông trên nhiều đoạn, tuyến đường bộ, kể cả đường đang thi công chưa được khai thác sử dụng, đường bộ địa phương có cấp kỹ thuật thấp, cầu yếu
Nhiều lái xe là người làm thuê vì công ăn việc làm, vì sức ép của chủ xe vẫn chấp nhận điều khiển xe chở hàng quá tải, thậm chí chống đối lực lượng chức năng, cố tình phá hoại thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe, bấp chấp nguy hiểm, mất an toàn giao thông, sự trừng phạt của pháp luật.
Tiêu cực của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe và tuần tra kiểm soát an toàn giao thông
Tình trạng xe chở hàng quá tải dễ dàng vượt qua các trạm kiểm tra tải trọng xe, qua các chốt kiểm tra của Cảnh sát giao thông, qua mặt các tổ kiểm tra tải trọng xe bằng cân xách tay vẫn diễn ra và ngày càng phức tạp: Từng đoàn xe chở quá tải từ 50% đến 200% vẫn đi trót lọt từ Quảng Ninh, Hải Phòng qua nhiều địa phương, nhiều trạm kiểm tra tải trọng xe lên Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên; đi từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và ngược lại. Ngược lại, rất nhiều xe chở đúng tải trọng thì bị dừng để cân kiểm tra, trong khi đó vào giờ giao ca, giờ ăn cơm của cảnh sát giao thông, buổi tối, trời mưa thì từng đoàn xe quá tải vượt qua trạm kiểm tra tải trọng xe không bị dừng cân kiểm tra. Tình trạng ban ngày hàng trăm xe quá tải trọng dừng ở hai phía trạm kiểm tra tải trọng xe, nhưng chỉ sau một đêm thì hàng trăm xe này biến mất mà không xe nào bị cân kiểm tra. Lực lượng cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe nhưng không có hiệu lực, các xe vẫn chạy mà lưự lượng cảnh sát giao thông không có biện pháp xử lý.
Theo phản ánh về đường dây nóng cảu Tổng Cục Đường bộ Việt Nam tại một số địa bàn sau có tiêu cực của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe và tuần tra kiểm soát an toàn giao thông, cụ thể: Tổ kiểm tra tải trọng xe bằng cân xách tay của tỉnh Bắc Giang trên QL 37, đoạn gần cầu Cẩm Lý: để các xe quá tải qua đây phải làm “luật” từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng; Lái xe làm “luật” qua “cò” với lực lượngc hức năng tại các trạm kiểm tra tải trọng xe địa bàn: Bắc Giang, Sơn LA, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông… Mức làm “luật” từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng thậm chí là 5 triệu đồng/xe tuỳ mức độ khó khăn và đoạn đường vượt qua khu vực có trạm kiểm tra tải trọng xe.
Tiêu cực trong quản lý nhà nước và quản lý địa bàn hành chính
Nhiều địa phương vì mục đích phát triển kinh tế của địa phương, đã không quan tâm xử lý xe quá tải của địa phương, thể hiện là số lượng xe trong địa phương được kiểm tra rất khiêm tốn, điển hình như: Yên Bái (1,8% và chỉ có 1,0% xe vi phạm), Quảng Bình (2,9% và chỉ có 2,8% vi phạm), Thừa Thiên Huế (3,0% và chỉ có 3,5% vi phạm), Đà Nẵng (4,2% và chỉ có 2,6% vi phạm), Ninh Thuận (4% và chỉ có 6,1% vi phạm), Đắk Nông (4,3% và chỉ có 4,5% vi phạm), Ninh Bình (6% và có 18,8% vi phạm), Thanh Hoá (4,5% và có 9,7% vi phạm), Hà Tĩnh (6,9% và có 10% vi phạm), Khánh Hoà (5,7% và có 6,2% vi phạm).
Tình trạng lãnh đạo chính quyền nhiều địa phương, Lãnh đạo Công an tỉnh, Thành phố chưa quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo xử lý tình trạng xe quá tải tìm mọi cách vượt qua địa bàn tỉnh, đỗ đậu hai đầu trạm kiểm tra tải trọng xe. Tỉnh Thừa Thiên Huế có trạng này đã kéo dài, đếm ngày 4/8 và sáng ngày 5/8 khi giám đốc Công an tỉnh trực tiếp ra hiện trường trạm kiểm tra tải trọng xe Thừa Thiên Huế để kiểm tra và chỉ đạo xử lý tình trạng xe quá tải đỗ đậu hai phía và vượt trạm kiểm tra tải trọng xe thì tình trạng xe quá tải qua địa phận Thừa Thiên Huế đã giảm, tình trạng xe quá tải đỗ đậu hai phía và vượt trạm kiểm tra tải trọng xe hiện tại đã chấm dứt.
Ý kiến bạn đọc