Hà Nội: Cảnh báo tình trạng dọa bắt cóc trẻ con để tống tiền

13:11, 17/11/2013
|

(VnMedia) - Nhằm chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, nhóm lừa đảo sử dụng thủ đoạn gọi điện đến nhà đe doạ người thân đã bị bắt cóc, phải chuyển tiền vào tài khoản hoặc yêu cầu thanh toán tiền điện thoại.

Ngay sau khi vụ án được phá, PV VnMedia đã có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Hữu Điển .- Đội phó đội cảnh sách hình sự công an quận Hoàn Kiếm.

Phóng viên: Bằng thủ đoạn dọa bắt cóc người thân, thì các đối tượng lừa đảo cũng đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người bị hại. Xin ông cho biết, trong quá trình điều tra , nhóm tổ chức này có điều tra , tìm hiểu gì về gia đình cũng như người mà chúng dọa bắt cóc không ?

Trung tá Nguyễn Hữu Điển: Về mặt tâm lý chung , thì mọi người sẽ đều nghĩ, để có cuộc bắt cóc, các đối tượng sẽ chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo. Thậm chí, điều tra về gia đình cũng như  người chúng bắt cóc xem như thế nào? Gia đình có tài sản không hay?

Nhưng trên thực tế trong quá trình điều tra thì không hề như vậy. Qua quá trình khai thác 3 đối tượng vừa bắt giữ, thì các vụ việc tống tiền đều có kịch bản như thế này.

Đầu tiên là chúng gọi vào máy điện thoại cố định. Sau đó gia đình người chúng nhắm đến sẽ nghe thấy một loạt tiếng khóc , bố mẹ ơi cứu con với thảm thiết, tiếp sau đó là tiếng đấm đá dọa giết và chúng thông báo là con ông bà đã bị bắt cóc.

Ảnh minh họa

Trung tá Nguyễn Hữu Điển - đội phó đội hình sự công an quận Hoàn Kiếm 

Bọn chúng làm như vậy để làm gì thưa ông?

Để chúng đo tâm lý, phản ứng của người ở đầu giây bên kia. Ví dụ khi nghe tiếng kêu cứu, người bên kia sẽ nghĩ ngay đến đó là người nào trong gia đình ví dụ gia đình có thể nghĩ đến đứa con nghiện hút , hoặc hư, chơi bời của mình ...

Trong lúc tâm lý hoảng loạn như vậy thì thường người ta thường hỏi ví dụ như nghi là thằng Hùng , thì thường buột miệng hỏi là có phải thằng Hùng không. Bên kia tiếng khóc nhận là con đây thế là đối tượng bám vào đó để dọa nếu không chuyển tiền tao sẽ chặt chân chặt tay nó khiến người bên kia sợ hãi ..

Thưa ông, nếu bọn chúng dọa như vậy trong khi người thân, con cái của họ không bị bắt cóc và đang ở bên ngoài . Vậy chúng có biết gì về hành trình người mà nó dọa ông ?  Chúng cũng không hề biết là người đó đang làm gì?Tại sao chúng lại dám dọa như vậy?

Chúng thường thực hiện các cuộc gọi dọa khoảng giữa trưa và chiều. Buổi tối chúng không bao giờ liên lạc vì chỉ có giờ đây thì mọi người đều đi vắng chỉ có người già đang ở nhà. Khi nghe thấy con cháu bị vậy thì họ rất sợ hãi.

Nếu không biết về người nó dọa bắt cóc đang ở đâu, thì làm sao nó có thể khống chế thành công để người bị hại ra ngân hàng rút tiền thật để đưa cho chúng được?

Thủ đoạn của chúng là chúng khống chế điện thoại, không cho dập máy để có thể nghe ngóng những động thái ở xung quanh. Ai bà luận gì,  như thế nào. Sau đó, chúng bắt người ta phải đọc số điện thoại di động , rồi khống chế số điện thoại đó không được dập máy để tránh việc người đó có thể gọi cho bất cứ ai .

Có trường hợp nào chúng thực hiện không thành công không ? Ví dụ như đang khống chế dọa dẫm, thì con họ tự dưng xuất hiện ở nhà chẳng hạn?

Có chứ,  có trường hợp , gia đình cử người  ra công an khai báo về thì thấy con đang ở nhà. Rồi có trường hợp ra ngân hàng chuyển tiền quên chứng minh thư, về nhà lấy thì bỗng thấy con ở nhà rồi .

Thưa ông, qua quá trình điều tra , ông thấy cách thức hoạt động của tổ chức này như thế nào ?

Cầm đầu tổ chức này là một công ty ở bên Trung Quốc. Chúng được thuê để làm việc này , hàng ngày tập luyện giọng khóc, cách dọa và học cách đo tâm lý của người nhà nạn nhân . Cách thức hoạt động của chúng là dùng các điện thoại từ internet để tránh truy tìm . Để có tài khoản chuyển tiền , chúng mua thẻ tín dụng của Việt Nam với giá từ 800- 1 triệu đồng /thẻ.

Sau đó chúng bắt người bị hại chuyển tiền vào những tài khoản này và rút ngay tại nước ngoài . Do việc ngăn chặn các tài khoản này phức tạp , nên phải mất vài ngày mới ngăn chặn được . Lúc đó chúng đã rút được tiền rồi.

Qua vụ việc này , ông có lời khuyên gì cho khán giả , nếu gặp tình huống như thế này ?

Nếu gặp tình huống này xảy ra, người dân hãy bình tĩnh và báo ngay cho cơ quan công an

Xin cám ơn ông!                           

Ngày 13/11, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội, thông báo thủ đoạn tội phạm mới qua mạng viễn thông đang bùng phát trong thời gian gần đây.

Cụ thể, các đối tượng gọi điện từ các đầu số +313851668, +313850018, +36022… đến cho gia đình nạn nhân, cho nghe tiếng “kêu cứu” giả giọng thân nhân gia đình bị hại như vợ, chồng, con cái với nội dung đã bắt cóc thân nhân của các nạn nhân và đòi tiền. Khi các nạn nhân tin là người thân bị bắt cóc thật, gia đình bị hại đã chuyển tiền cho bọn chúng nhưng sau đó mới phát hiện không có chuyện bị bắt cóc như vậy.

Theo thống kê sơ bộ của công an quận Hoàn Kiếm, trên địa bàn quận đã xảy ra 10 vụ việc tương tự, đã có 4 vụ người nhà nạn nhân đã chuyển tiền với số tiền 450 triệu đồng. Hiện , số người đến tình báo vẫn tiếp tục tăng lên.


Anh Đào

Ý kiến bạn đọc