Nhiều yếu kém khiến "khủng hoảng" dư thừa thịt lợn

10:09, 13/06/2017
|

(VnMedia) – Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội phiên họp sáng nay (13/6), Bộ trưởng NN & PTNN cho biết, sức sản xuất ngành tăng quá nhanh gấp 3,6 lần so với 10 năm trước. Bên cạnh đó, rổ hàng hóa thịt lớn thay đổi do nhiều sản phẩm thay thế thịt lợn, do vậy dẫn đến sức cung lớn hơn sức cầu.

Bộ trưởng Lương Xuân Cường
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã quyết định dành cho ngành nông nghiệp gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng để kích thích nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các ngân hàng thương mại ban hành các bộ tiêu chí để hướng dẫn các tổ chức,  hợp tác xã nông nghiệp thực hiện chương trình này. NHNN chỉ đạo 8 ngân hàng, vốn đăng ký 120 nghìn tỷ đồng đăng ký theo được hưởng lãi sất ưu đãi 5%. Hiện, đã giải ngân 30 nghìn tỷ đồng cho các dự án nông nghiệp. Hiện nay, các ngân hàng thương mại xác định đầu tư an sinh là hướng phát triển tiềm năng.

Theo Bộ trưởng, hiện nay việc giải ngân vẫn còn gặp nhiều khó khắn vướng mắc như việc tài sản thế chấp.  Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các Bộ liên quan giải quyết vấn đề tài sản hình thành trên đất để giúp các tổ chức, người nông dân có thể tiếp cận vốn vay.  Cụ thể Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường đang sửa thông tư để cho nông dân dễ tiếp cận vốn.

2 nguyên nhân khiến ngành thịt lợn dư thừa

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc ngành thịt lợn dư thừa do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, sức sản xuất ngành tăng quá nhanh gấp 3,6 lần so với 10 năm trước. Bên cạnh đó, rổ hàng hóa thịt lớn thay đổi do nhiều sản phẩm thay thế thịt lợn, do vậy dẫn đến sức cung lớn hơn sức cầu.

Thứ hai, việc tổ chức sản xuất chưa tốt, nhất là khâu chế biến sản phẩm. Hiện, cả nước chỉ có một vài doanh nghiệp có hệ thống dây truyền máy móc chế biến chuyên nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong đó, Việt Nam mới xuất khẩu thịt lợn sữa đến 3 nước với số lượng khoảng 20 nghìn tấn. Một phần xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Số còn lại đều sản xuất nhỏ lẻ, bán thịt tươi theo cách truyền thống dẫn đến hiệu quả kém.

Ngoài ra, khâu tiêu thụ, cảnh báo thị trường chưa làm tốt.  Bộ NN&PTNT đã báo cáo Thủ tướng, tổng đàn lợn 4,2 là thừa, đến 2019 chỉ còn 4 triệu con. Mỗi con nái phải tiến tới đẻ 30-32 con/ năm. 23 triệu tấn cám, yêu cầu các tỉnh không cho phát triển sản xuất cám, cần phát triển sản xuất cám truyền thống để phục vụ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Những vùng có thể chuyển đổi sang chăn nuôi con khác được như bò thì chuyển. Các vùng đã sản xuất được thì phải chế biến được. Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN đã tập trung làm đề tài phục tráng con vật bản địa để xuất khẩu tại chỗ và phục vụ du lịch. Phục tráng lợn Móng Cái được là tốt quá. Lúc đó, không dùng cám công nghiệp nữa mà dùng cám truyền thống.

Do vậy, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát quy hoạch, định hướng lại chiến lược, xây dựng lại chính sách mở cửa phát triển thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp….

"Vấn đề phát triển thị trường là mệnh lệnh, chúng ta phải bảo vệ thị trường nội địa, định hướng làm sao, tất nhiên phải thực hiện các hiệp định đã ký kết, tuy nhiên phải rà soát lại, tận dụng các nước lớn trao đổi thương mại bổ trợ 2 nước, chứ không chỉ chúng ta. Bên Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp tới đây sẽ rà soát đánh giá lại hết công tác tổ chức, thị trường để đưa ra biện pháp dài hạn cho thời gian tới. Tính thị trường quyết định cho sản xuất. Các Bộ nay mai sẽ phối hợp đánh giá để làm tốt hơn"- Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Trả lời thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, việc khủng hoảng ngành chăn nuôi lợn thời gian qua là do công tác thị trường làm chưa tốt. Vì vậy, cần tập trung tháo gỡ các rào cản liên quan đến thuế suất, thủ tục hành chính và hành rào kỹ thuật các nước nhập khẩu. 

Khánh An (ghi)


Ý kiến bạn đọc