Tầm soát ung thư đại tràng bằng xét nghiệm máu

06:09, 20/04/2017
|

(VnMedia) - Nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoặc khả năng kéo dài sự sống chỉ vì… sợ đi khám bệnh, trong đó sợ nhất là nội soi đại tràng. Tuy nhiên, y học hiện đại đã có những biện pháp giúp phát hiện sớm và tầm soát ung thư đại trực tràng

Bỏ qua cơ hội sống chỉ vì... sợ khám bệnh 

Ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm vài chục ngàn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 được chẩn đoán sớm, còn lại hơn một nửa trong số đó tử vong. Theo thống kê, Việt Nam chi tới gần 9 nghìn tỷ đồng hàng năm để điều trị cho căn bệnh này, chưa kể những bệnh nhân tự đi nước ngoài chữa bệnh.

Ung thư đại trực tràng dù là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc, nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chỉ 11% tái phát trong năm đầu tiên. Nhiều bệnh nhân đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh, hiện đã ngoài 80 tuổi.

Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng tiên quyết đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoặc khả năng kéo dài sự sống chỉ vì… sợ đi khám bệnh, trong đó sợ nhất là nội soi đại tràng.

Mặc dù người dân được khuyến cáo là cần quan tâm đến các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân), phân có máu, đau bụng không rõ nguyên nhân, chán ăn, sụt cân…, nhưng đây vẫn là những dấu hiệu khá muộn.

Trên thực tế, y học hiện đại đã có những biện pháp giúp phát hiện sớm  nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Mới đây, Trung tâm Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện Xanh Pôn, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã lắp đặt hệ thống thiết bị và đầu tư những bộ test để triển khai thí điểm và tiến tới nhân rộng tầm soát ung thư cho người dân Thủ đô.

Cũng tại Hà Nội, từ ngày 20-28/4/2017, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức miễn phí xét nghiệm CEA cho khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội), Phòng Khám Đa khoa số 99 Trích Sài, dịch vụ lấy mẫu tận nơi và tại trụ sở chi nhanh Bắc Ninh.

Chỉ số CEA là gì?

CEA là tên viết tắt của kháng nguyên carcinoembryonic. CEA có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi.

CEA bình thường được sản xuất bởi tế bào niêm mạc dạ dày, ruột của thai nhi. Sau khi sinh, CEA biến mất và không còn phát hiện trong huyết thanh nữa. Tuy nhiên, CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý như các bệnh ác tính, đặc biệt là ung thư đại tràng và người hút thuốc lá cũng có thể làm tăng lượng CEA.

CEA còn có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị. Với một bệnh lý có tăng CEA, sau điều trị nồng độ CEA giảm thấp nghĩa là các tế bào bài tiết CEA đã được loại bỏ và khi nồng độ CEA tăng trở lại nghĩa là bệnh có khả năng tái phát.

Khi có khối u ở đường tiêu hoá bao gồm cả lành tính và ác tính đều có thể làm tăng mức độ CEA. Ngoài ra, những bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tụy, dạ dày, vú, phổi, buồng trứng và tuyến giáp hay hút thuốc, nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, viêm tụy, xơ gan và một số khối u lành tính cũng có thể có nồng độ CEA tăng cao.

Định lượng nồng độ CEA được khuyến cáo chỉ định trước và 3 tháng/ lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư đại trực tràng. Tình trạng giảm trở về giá trị bình thường sau phẫu thuật ở một bệnh nhân có tăng nồng độ CEA trước mổ mang ý nghĩa là khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn, trái lại nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật chỉ dẫn vẫn còn ung thư tồn dư.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, xét nghiệm CEA được thực hiện hàng ngày trên hệ thống máy Cobas 8000 và miễn dịch Architect của Abbott. Mẫu bệnh phẩm có thể là huyết thanh, huyết tương và không liên quan đến bữa ăn. Kết quả xét nghiệm được trả sau 1,5 giờ khi nhận mẫu.

Hoàng Hải


Ý kiến bạn đọc