Tới năm 2050 thì cứ 3 giây sẽ có 1 người chết vì siêu vi khuẩn gây bênh do kháng thuốc.
Cha đẻ của cụm từ "Brics" (các nước mới nổi : Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), Chủ tịch công ty quản lý tài sản Goldman Sachs -- ông Jim O'Neill là người dẫn đầu trong một nghiên cứu báo cáo về tình trạng kháng kháng sinh . Trong báo cáo nêu rõ kế hoạch cụ thể nhằm ngăn chặn đưa sự nghiệp y dược "quay trở về thời đại đen tối".
Bản báo cáo còn kêu gọi hãy làm một cuộc "cách mạng" về sử dụng thuốc kháng sinh, tổ chức hoạt động giáo dục mở rộng toàn cộng đồng về mối tương quan lợi hại của thuốc kháng sinh.
James Gallagher - biên tập viên chuyên về y khoa trên trang BBC News đã từng nói, giới y học trên Thế giới có nhiều quan điểm khác về vấn đề này, một số tổ chức cho rằng kế hoạch này vẫn chưa được toàn diện.
Năm 2014, Chính phủ Anh và Quỹ từ thiện Wellcome Trust đã phát động phong trào "Đánh giá về vấn đề kháng thuốc kháng sinh" đồng thời ủy quyền cho Jim O'Neill làm chủ tịch Ban đánh giá.
Theo kết quả đánh giá, toàn thế giới mỗi năm có trên 700 nghìn người chết vì nhiễm siêu vi rút kháng thuốc kháng sinh.
Phóng viên đài BBC cho biết, con người đã thua hết trận này đến trận khác trên trận chiến chống lại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh này, sự đáng sợ của loại siêu vi khuẩn này được coi là không hề thua kém thành phần khủng bố.
Tốc độ nghiên cứu thuốc kháng sinh mới quá chậm, thêm đó con người lại quá lãng phí nguồn kháng sinh hiện có, đây chính là nguồn cơn của vấn đề.
Thêm vấn đề lớn nữa phát sinh, đó là giới y học phát hiện ra loại vi khuẩn kháng cả kháng sinh Colistin. Các nhà khoa học cảnh báo, con người chúng ta đang đứng trên bờ vực thời đại "hậu kháng sinh".
Đề cương hành động
Đội ngũ của Jim O'Neill chỉ ra, theo tình thế trước mắt, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có 10 triệu người chết vì nhiễm vi rút kháng thuốc kháng sinh, điều này có nghĩa là cứ mỗi 3 giây lại sẽ có 1 người chết.
Đây là kết quả phân tích của tổ chức nghiên cứu RAND Europe và KPMG. Qua kết quả nghiên cứu họ phát hiện ra mối đe dọa lớn nhất chính là vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng gây bệnh sốt rét và vi khuẩn lao.
Khoảng giữa thế kỷ 21, vấn nạn kháng thuốc kháng sinh sẽ gây tổn thất cho thế giới khoảng 100 nghìn tỷ Đô-la Mỹ.
Lời khuyên:
• Nhanh chóng mở rộng tuyên truyền trên quy mô toàn cầu, nâng cao ý thức cho người dân về mức độ nguy hiểm của vấn đề kháng thuốc kháng sinh;
• Lập "Quỹ sáng tạo toàn cầu" để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu thời kỳ đầu;
• Cải thiện cung cấp nguồn nước sạch, nâng cao vấn đề vệ sinh, nhấn mạnh về vệ sinh trong bệnh viện, đề phòng việc mở rộng phạm vi lây nhiễm;
• Giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh tại các vùng nông thôn, đặc biệt nghiêm cấm lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi;
• Cải thiện việc khống chế vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát tán rộng rãi;
• Mỗi năm thưởng 1 tỷ Đô-la Mỹ cho mỗi loại thuốc kháng sinh mới được nghiên cứu;
• Thưởng kinh tế cho những phương pháp xét nghiệm bệnh lý học mới, tránh tình trạng bác sỹ biết rõ là không có hiệu quả nhưng vẫn kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân;
• Tuyên truyền người dân tích cực sử dụng thuốc tiêm phòng thay thế thuốc trị bệnh.
Ra khỏi vùng thoải mái
Báo cáo cho rằng, nên cắt giảm một phần kinh phí dành cho y tế và những Công ty dược không nghiên cứu về thuốc kháng sinh để đầu tư cho các hoạt động nói trên, và lợi ích kinh tế từ việc thực hiện các hoạt động đó thì đã quá rõ ràng.
Với tư cách là một chuyên gia kinh tế, Jim O'Neill đã trả lời BBC: Toàn thế giới đang tìm mọi cách để tuyên truyền với người dân về tác hại của việc uống thuốc kháng sinh như ăn kẹo, thế giới nên bắt đầu hành động để bước ra khỏi "vùng thoải mái" của mình, nếu không sẽ không có cách nào có thể giải quyết vấn đề.
Một tương lai không có thuốc kháng sinh, thì với chỉ một vết thương nhỏ ở đầu ngón tay chúng ta cũng phải đối mặt với sinh tử; một cuộc phẫu thuật ruột thừa đơn giản cũng lành ít dữ nhiều; sinh nở lại trở thành nguyên nhân cướp đi mạng sống của các bà mẹ, bệnh nhân chỉ còn biết dựa vào vận may chứ không phải là thuốc.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne phát biểu: "Ngoài lĩnh vực đạo đức, thì tổn thất về kinh tế nếu chúng ta không sớm hành động là rất lớn. Vì vậy, tôi kêu gọi các bộ trưởng tài chính hãy chung tay hợp tác, cùng Lãnh đạo các quốc gia và chuyên gia y tế nghiên cứu thống nhất Chương trình hành động" .
Trong báo cáo của Jim O'Neill còn nhắc tới vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh để thúc cho vật nuôi tăng trưởng. Nếu tính theo trọng lượng, thì 70% thuốc kháng sinh ở Mỹ là sử dụng trong chăn nuôi.
Có nhiều khả năng những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trên vật nuôi đã lây sang con người. Trường hợp Mỹ phá hiện bệnh nhân có vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Colistin đã chứng minh cho điều này.
Theo Trí Thức Trẻ
Ý kiến bạn đọc