(VnMedia) - Số liệu từ các nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, 10% phụ nữ có chồng đã bị bạo lực tình dục từ chồng của mình…
Hiện chưa có số liệu chính xác về quấy rối và lạm dụng tình dục ở Việt Nam và các số liệu thống kê quốc gia về bạo lực tình dục cũng chưa có, tuy nhiên, số liệu từ các nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; gần 30% gái mại dâm cho biết họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục và 22% đã bị cưỡng ép tình dục; 10% phụ nữ có chồng đã bị bạo lực tình dục từ chồng của mình.
Thông điệp từ Hội thảo: Hãy lên tiếng khi bị bạo lực tình dục |
Việt
Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11), sáng nay (24/11), chiến dịch truyền thông “Chấm dứt bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái” đã được khởi động nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là của nam giới nhằm kêu gọi sự chung tay của tất cả mọi người trong việc chấm dứt bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo khởi động Chiến dịch, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ Việt Nam về công tác phòng, chống bạo lực gia đình nêu rõ:
“Việc chúng ta lên án các hành vi bạo lực và quấy rối tình dục là rất quan trọng bởi vì tình trạng này còn rất phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và hạnh phúc của con người nói chung, và của phụ nữ nói riêng. Trên toàn cầu, cứ ba phụ nữ thì có một người bị bạo lực về thể xác hoặc tình dục, mà thủ phạm chính là những người thân thích của họ, có thể là cha, chồng, bạn trai, chú bác, người quản lý, đồng nghiệp…
“Trong năm vừa qua, thông qua các kênh truyền hình, chúng ta đã chứng kiến các vụ tấn công bạo lực kinh hoàng đối với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp nơi trên thế giới - từ Nigeria, Pakistan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và thậm chí cả ở Việt Nam. Hầu hết các trường hợp này đều liên quan đến bạo lực tình dục, như cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục và cưỡng ép kết hôn. Đây là lúc chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận những gì đang diễn ra.”
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: “Chúng ta cũng cần phải thay đổi suy nghĩ và quan niệm của mọi người về nam tính và nữ tính. Bước đầu tiên mà chúng ta có thể làm đó là phá vỡ sự im lặng và lên tiếng về vấn đề này.”
Cũng tại Hội thảo khởi động chiến dịch, Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt
Cũng như Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải thay đổi quan niệm và phải phá bỏ sự im lặng này".
Số liệu từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Trong số đó, khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng và 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. |
Ý kiến bạn đọc