(VnMedia) - “Gã khổng lồ” Google đã thiết kế lại logo (biểu tượng) của mình, nó không có gì đặc biệt và gây ấn tượng mạnh như biểu tượng của Yahoo. Tuy nhiên, theo Goolge, logo mới này không dừng lại ở việc xấu hay đẹp mà việc thiết kế chỉ là một phần nỗ lực mà hãng này đang thực hiện để thay đổi và đặt ra mục tiêu tiếp tục cải thiện các sản phẩm của mình sao cho đơn giản, tiện lợi như chính thông điệp trong logo mới này.
Có thể nói, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. Hẳn nhiều người còn nhớ vụ việc liên quan đến hãng thời trang Gap khi thay đổi logo của mình vào năm 2010, ngay lập tức nó gặp phải sự phản ứng dữ dội của khách hàng và nhiều người đã đòi tẩy chay thương hiệu này. Cuối cùng, sau 04 ngày triển khai logo mới, GAP phải quay trở lại với logo ban đầu của mình. Bài học về thay đổi logo cũng đã khiến cho Trường Đại học Pennsylvania State - Hoa Kỳ tiêu tốn mất 125.000 USD và cuối cùng cũng phải dỡ bỏ biểu tượng này đi trước những sự phản ứng kịch liệt của những sinh viên ở đây.
Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi ngay từ đầu biểu tượng mới của Google đã bị chê “tơi tả”. Trong một cuộc thăm dò không chính thức về logo mới của Goole thì đại bộ phận người trả lời đều không thích nó và cho rằng nó không có gì đặc biệt và gây ấn tượng mạnh như biểu tượng của Yahoo khi ra mắt vào năm 2013.
Tại sao lại có sự so sánh với Yahoo ?
Xét trên mọi phương diện, Google và Yahoo có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều là những gã khổng lồ trên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Google là bộ máy tìm kiếm hiệu quả hàng đầu trên thế giới hiện nay và là công ty giàu có bậc nhất trong ngành công nghệ thông tin. Và Yahoo là một công ty Internet Hoa Kỳ với mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet toàn cầu hàng đầu cho người tiêu dùng và giới doanh nghiệp". Suốt một thời gian dài, biểu tượng của cả hai hãng được xây dựng bởi một nhà phát triển ở Bắc California và thử nghiệm với phần mềm CorelDRAW (là một phần mềm đồ họa vectơ).
Nhưng dường như vấn đề thực sự không dừng lại ở ý tưởng thiết kế, vì cảm nhận của mỗi người sẽ khác nhau và họ cũng sẽ có những phản ứng khác nhau. Sản phẩm cuối cùng của Yahoo cũng trở nên bí ẩn, khó đoán trước và để tìm ra một hướng đi mới cũng khó khăn như tìm ra câu trả lời trong thế kỷ 21 về nụ cười của nàng Mona Lisa xinh đẹp.
Khi nói đến thiết kế lại logo, có thể nó không quá phức tạp và trải qua quá nhiều khâu thực hiện như nhiều người vẫn nghĩ mà mục tiêu của các hãng đôi khi chỉ là tạo ra một thứ vừa tinh tế, vừa đơn giản, nhưng vẫn phải truyền tải đầy đủ thông điệp và Google đã thực hiện triệt để phương châm này.
Vòng đời của một thương hiệu cũng giống như con người
Các học giả về thương hiệu cho rằng, tuổi đời của một thương hiệu cũng giống như con người, trải qua các thời kỳ như: hình thành từ phôi thai, ra đời là đưa trẻ, lớn lên thành thanh thiếu niên, rồi kết hôn, làm cha mẹ (đây chính là lúc mở rộng thương hiệu), về già (thị phần suy giảm) và chết.
Yahoo ra đời vào năm 1994 và 04 năm sau - 1998 Google xuất hiện. Trong thế giới công nghệ, ít nhất có thể tính đó là một thế hệ. Vì vậy, trong khi Goolge đang bước vào cuộc hôn nhân và làm cha mẹ, thì Yahoo đã bước vào giai đoạn lão hóa, khi Marissa Mayer (trước đây làm việc cho Google) đã trở thành Giám đốc điều hành vào năm 2012.
Với mỗi một thương hiệu, khi đối mặt với vấn đề lão hóa và chết, họ phải tìm cách tái sinh. Tuy nhiên, việc dàn dựng một cuộc sống mới vào lúc xế chiều không phải là điều đơn giản. Mặt khác, những thay đổi đáng kể đã diễn ra trong giai đoạn hôn nhân và nuôi dạy con cái - "giai đoạn sống” của các thương hiệu.
Tận dụng sức mạnh và trí tuệ tập thể
Năm 2013, thời crowdsourcing đã đến. Đây là một hình thái tận dụng nguồn lực mới, sử dụng ưu thế của đám đông (crowdsourcing) đã hình thành và ngày càng phổ biến. Mô hình này giúp doanh nghiệp khai thác ý tưởng, trí tuệ tiềm ẩn từ đám đông, giúp giảm chi phí và gia tăng giá trị công việc. Và không có gì ngạc nhiên khi Yahoo đi tiên phong thực hiện điều này. Công ty này đã trưng ra đến 29 mẫu logo mới với khách hàng toàn cầu và chờ ý kiến phản hồi từ họ xem đâu là sản phẩm ấn tượng nhất. Theo Marissa Mayer – CEO của Yahoo, bà và đồng nghiệp đã “mất ăn mất ngủ” cả tuần trước những búa rìu dư luận khi ra mắt logo mới.
Trong khi đó, Google đã làm gì? Hãng này cũng đã tập hợp toàn bộ các nhà thiết kế của mình, cùng ngồi lại để chuẩn bị cho một dự án lớn, đầy căng thẳng và chỉ kéo dài trong vòng một tuần. Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra được bộ nhân diện (logo) mới của Google sao cho: có khả năng nhìn thấy được ở mọi góc cạnh; kết hợp của các chuyển động thông minh có khả năng thông báo cho người dùng biết về tất cả mọi trạng thái của dịch vụ, phần mềm, ứng dụng hay thiết bị mà họ đang tương tác… Sau hàng trăm giờ làm việc, nhóm nhà thiết kế chọn ra được một số hướng đi mà họ cảm thấy hứng thú với những thay đổi về chữ viết, dấu chấm và Google G
Việc ra mắt đầy khát vọng
Cả Yahoo và Google đều công bố việc thay đổi biểu tượng của mình qua các kênh truyền thông như blog và video, nhưng chỉ dừng lại có thế. Trên trang web cá nhân của mình, Marissa Mayer ra đưa ra những lý do hợp lý, từng bước giải thích ý nghĩa vì sao lựa chọn mẫu thiết kế mới này - vốn được đánh giá bởi con mắt của những kỹ sư chuyên nghiệp. Đoạn video giới thiệu biểu tượng mới cũng có những hình ảnh toán học (người dẫn Mỹ rất sợ môn toán), kèm theo âm nhạc, không hiểu sao, có vẻ như nó ầm ĩ như trong một cửa hàng Gap, vào khoảng năm 1999.
Trong khi đó, các bài viết liên quan đến logo mới của Google do chính Phó chủ tịch quản lý sản phẩm và Giám đốc về kinh nghiệm người dùng của công ty này thực hiện. Trong đó nêu bật ý nghĩa của logo mới chính là xúc cảm gửi tới mọi người. Đoạn video chỉ đơn giản là một bản dịch đa phương tiện về thông điệp này. Đó cũng là một lời mời gọi dành cho những nơi mà Google đã, đang và sẽ đến.
Ý kiến bạn đọc