Bác Hồ với ngành Thông tin và Truyền thông

10:56, 19/05/2015
|

(VnMedia) - Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo điện tử VnMedia xin tổng hợp lại những hình ảnh lịch sử về Bác Hồ với Ngành Thông tin và Truyền thông cũng như những lời dạy của Người đối với báo chí.

Ảnh minh họa

Bác Hồ nghe điện thoại tại Việt Bắc

Ảnh minh họa

Bác Hồ đọc báo Nhân dân

Ảnh minh họa
Bác đánh máy các bài viết tại Chiến khu Việt Bắc

Ảnh minh họa

Bác và các Đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Định Hóa

Ảnh minh họa

Tranh vẽ Bác đi thăm Bưu điện Bờ Hồ năm 1946


Ảnh minh họa

Phù điêu diễn tả lại cảnh Bác thăm Bưu điện Bờ Hồ năm 1946

Ảnh minh họa

Tem Bưu chính với chủ đề Bác Hồ với Ngành Bưu điện năm 1980

Ảnh minh họa

Bác Hồ với các nhà báo năm 1960

Ảnh minh họa

Bác luôn quan tâm tới các phóng viên báo chí, kể cả các phóng viên nước ngoài

Ảnh minh họa

Bác trò chuyện với phóng viên Úc Wilfred Burchett

Ảnh minh họa

Bác trả lời phỏng vấn của các nhà báo Pháp năm 1964


Cũng nhân dịp ngày sinh nhật Bác, một Nhà báo lỗi lạc, một Người thầy vĩ đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam, VnMedia xin trích đăng một số lời của Người về nghề báo, nhà báo, trích dẫn được rút ra trong tác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập", NXBCTQG-1996:

Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công. ( Sách đã dẫn, tập 9, tr.415 )

Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Ðể làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng.
( Sđd, tập 10, tr.616 )

Trong nghề làm báo, ta có những kinh nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài. ( Sđd, tập 9, tr.415 )

Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và phải học ở nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn. ( Sđd, tập 6, tr.50 )

Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội... cho hòa bình thế giới. Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc. ( Sđd, tập 9, tr.141 )

Báo chí của ta đã có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Ðịch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết. ( Sđd, tập 10, tr.615 )

Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Ðồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. ( Sđd, tập 7, tr.118 )

Một trong những lớp học báo chí đầu tiên của nước ta sau cách mạng tháng Tám là lớp học trong rừng Việt Bắc được Bác cho mở tại Trường Huỳnh Thúc Kháng. Khi chuẩn bị bước vào chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1949-1950, dù bận trăm công ngàn việc cho cuộc kháng chiến, nhưng trong thư gửi các học viên của lớp báo chí đầu tiên này, Người đã khuyên các nhà báo:
 
… "Muốn viết báo khá, thì cần: Thứ nhất, gần gũi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.
Thứ hai, Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người ta. Thứ ba, khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho họ hiểu. Thứ tư, luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ:…
 
Và trong một lá thư gửi trí thức ở Nam bộ, trong đó có các nhà báo, ngày 25-5-1947, Người viết "ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà; mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc"…

Trong nhiều bài viết của Bác về sau trên báo chí CM nước ta, Người luôn dùng những lời lẽ ý tứ dễ hiểu, ngôn ngữ bình thường, thậm chí rất bình dân… đủ cho những người có trình độ thấp cũng hiểu được ý của người viết, cũng như nội dung bài báo. Những bài học về cái tâm và cái tầm của người làm báo như Bác Hồ đã răn dạy luôn là điều nhắc nhở không thể thiếu cho mỗi người muốn và đang đi vào nghề báo - nhà báo.


Thảo Hoàng - (Tổng hợp từ các nguồn tư liệu)

Ý kiến bạn đọc